Giá trị thương hiệu của bạn có thể tăng vọt nhờ một chiến dịch Brand Marketing phù hợp. Vậy Brand Marketing là gì? Tại sao cần thiết phải thực hiện Brand Marketing? Cùng Onlead tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Dưới sự bùng nổ của internet và thiết bị thông minh, việc để khách hàng biết đến một thương hiệu mới dễ dàng hơn rất nhiều, thông qua các nền tảng mạng xã hội dày đặc. Sự cạnh tranh khốc liệt để khẳng định thương hiệu là điều tất yếu.
Làm sao để tăng tính cạnh tranh, tăng độ nhận diện của thương hiệu là điều mà cần các doanh nghiệp phải giải quyết. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu tiếp thị thương hiệu là gì, và cần làm gì để đạt hiệu quả.
Brand Marketing là gì?

Brand Marketing được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là tiếp thị thương hiệu, các doanh nghiệp làm nổi bật thương hiệu của mình thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
Tiếp thị thương hiệu là các doanh nghiệp sử dụng các kênh truyền thông, quảng cáo khác nhau để làm cho thương hiệu của doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Mục đích cuối cùng là xây dựng thương hiệu, xây dựng lòng tin của khách hàng để thu về lượt người mua cao nhất có thể.
Tại sao thực hiện Brand Marketing là điều cần thiết?
Brand Marketing là loại hình tiếp thị giúp khách hàng nhận ra được sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn với các đối thủ cùng ngành thông qua các hoạt động quảng bá. Brand Marketing xây dựng cho khách hàng một nhận thức và nhận dạng về thương hiệu, độ tin cậy, khả năng tiếp nhận sản phẩm từ thương hiệu của doanh nghiệp. Khi đã xây dựng được các yếu tố trên, các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ có một giá trị nhất định.
Chiến dịch Brand Marketing là giúp công ty, doanh nghiệp khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường và trong nhận thức của người mua hàng. Mục tiêu của một chiến dịch Brand Marketing là xây dựng cơ sở khách hàng trung thành và không ngừng phát triển. Truyền thông những bản sắc, giá trị của thương hiệu để làm nổi bật doanh nghiệp của bạn trên thị trường, Brand Marketing có khả năng đưa công ty của bạn đạt doanh số bán hàng tăng vọt, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Mục tiêu của một chiến lược Brand Marketing

Xây dựng một thương hiệu rất quan trọng trong quá trình đưa doanh nghiệp của bạn đi lên. Mục tiêu trong chiến dịch Brand Marketing rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến nhận diện của khách hàng, sự thành công của chiến dịch… Doanh nghiệp khi triển khai một chiến dịch, cần xác định được các mục tiêu sau:
Nhận thức về thương hiệu.
Nâng cao nhận thức là nhiệm vụ chính để khách hàng nhận ra và nhớ lại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua các hoạt động quảng cáo đa dạng.
Lòng trung thành với thương hiệu.
Điều cần thiết là làm cho khách hàng không chỉ nhận ra và chọn thương hiệu của bạn mà còn gắn bó với doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện điều này thông qua chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng…
Người ủng hộ thương hiệu.
Tăng số lượng khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho người khác.
Giá trị thương hiệu.
Các thương hiệu tạo được một giá trị nhất định được luôn được đánh giá cao hơn vì mọi người thích một công ty nổi tiếng hơn là một thương hiệu ít được nhận biết hơn.
Tương tác với thương hiệu.
Doanh nghiệp không chỉ quảng bá mà còn tăng mức độ tương tác từ những người dùng đang hoạt động của mình. Càng nhiều người dùng tương tác với thương hiệu của bạn (truy cập trang web của bạn, đánh giá sản phẩm hoặc đặt hàng), cơ hội xây dựng thương hiệu dễ nhận biết của bạn càng cao.
Nhận diện thương hiệu và hình ảnh.
Mọi người cần nhận ra thương hiệu của bạn thông qua các yếu tố hình ảnh như biểu tượng, logo, màu sắc, bao bì, v.v.
Các bước triển khai một chiến dịch Brand Marketing hiệu quả

Để thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến, doanh nghiệp cần triển khai một chiến dịch Brand Marketing hiệu quả. Bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng, cần thực hiện 5 bước sau:
Hiểu mục đích thương hiệu của bạn
Thương hiệu cần xác định được giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng là gì, từ đó xác định mục tiêu của chiến dịch Brand Marketing. Giải quyết các câu hỏi dưới đây để xác định mục đích thương hiệu bạn tồn tại.
- Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?
- Tại sao khách hàng lại tin tưởng bạn?
- Thương hiệu của bạn khiến khách hàng cảm thấy như thế nào?
- Thương hiệu của bạn giải quyết những khó khăn nào?
- Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
- Câu chuyện nền tảng thương hiệu của bạn là gì? Tại sao nó được tạo ra ngay từ đầu?
- Nếu thương hiệu của bạn là một người, họ sẽ là ai và tại sao?
Nghiên cứu thị trường mục tiêu của bạn
Chiến lược tiếp thị thương hiệu phụ thuộc vào sản phẩm bạn đang cung cấp, nó xác định đối tượng mà bạn cần tiếp thị là những ai. Từ việc xác định đối tượng mua hàng, doanh nghiệp đặt mình vào vị trí của người mua để hiểu được họ cần gì, đó là thao tác nghiên cứu thị trường. Điều này giúp việc tiếp thị thương hiệu và tiếp thị sản phẩm chính xác hơn.
Xác định và tạo dựng nên câu chuyện thương hiệu
Câu chuyện về thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp kết nối được với các đối tượng mục tiêu, tạo dựng sự tin tưởng từ khách hàng. Câu chuyện thương hiệu không nhất thiết phải kịch tính, nhưng cần phải đảm bảo truyền tải được thông điệp ra đời của thương hiệu
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh góp phần giúp doanh nghiệp xác định giá trị cốt lõi của mình. Từ phân tích, nghiên cứu đối thủ, để xác định bạn khác họ như thế nào, bạn cần làm gì để khắc phục những thiếu sót của họ để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tạo giá trị thương hiệu truyền tải đến mọi người
Sau khi đã hiểu về giá trị thương hiệu và đối tượng mà bạn tiếp cận, hãy tạo chiến dịch Brand Marketing để người đọc nhận diện được thương hiệu. Doanh nghiệp có thể dựa vào logo, màu sắc, cách phục vụ… để khẳng định nên thương hiệu của mình, truyền tải rộng rãi đến người xem. Những điều trên sẽ giúp mọi người dễ dàng nhớ đến thương hiệu của bạn.
Ba điều cần tránh khi triển khai một chiến dịch Brand Marketing
Bỏ qua bước nghiên cứu và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh: Việc nghiên cứu một đối thủ, giúp doanh nghiệp làm nổi bật doanh nghiệp của mình trên thị trường, khác với những đối thủ còn lại. Ngoài ra, khi nghiên cứu đối thủ giúp bạn xác định được những điểm hay cần được học hỏi và phát triển, những thiếu sót của đối thủ có thể khắc phục để làm dịch vụ của doanh nghiệp được tốt hơn.
Không nhất quán trong quá trình tạo dựng thương hiệu: Việc sử dụng một hình ảnh, màu sắc nhất quán cho trang phục, logo… sẽ giúp mọi người nhận diện thương hiệu của bạn được tốt hơn.
Thiếu tầm nhìn dài hạn: Brand Marketing là một chiến dịch có tính lâu dài cho thương hiệu, khẳng định những giá trị lâu dài và cốt lõi. Khi doanh nghiệp không có tầm nhìn dài hạn, không xác định được những gì bạn muốn đạt được, doanh nghiệp của bạn rất khó để phổ biến rộng rãi. Ngược lại, khi xác định được hướng phát triển trong tương lai, doanh nghiệp có thể quảng bá rộng rãi những giá trị mà doanh nghiệp đang có.
Tổng kết

Onlead đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về một chiến dịch Brand Marketing hiệu quả. Doanh nghiệp có thể lên kế hoạch triển khai một chiến dịch quảng bá thương hiệu ngay bây giờ để chiến ưu thế trên thị trường hiện nay.