Không một doanh nghiệp nào thành công chỉ với ý tưởng qua loa, bộc phát mà không cần lập chiến lược Marketing cụ thể, chi tiết cũng giống như việc máy bay không thể cất cánh bừa bãi nếu không có chỉ dẫn bay. Vì vậy việc hoạch định chiến lược Marketing rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, lâu dài, là điều kiện tiên quyết cho việc kinh doanh của họ. Hãy cùng Onlead tìm hiểu kỹ hơn về Hoạch định chiến lược Marketing cũng như quy trình hoạch định thông qua bài viết dưới đây.
1. Hoạch định chiến lược Marketing là gì?
Hoạch định chiến lược Marketing là tiến trình được thực hiện bởi các nhà quản trị, lãnh đạo cấp cao; trong đó họ xác định các mục tiêu, mục đích dài hạn của tổ chức và thiết lập một chuỗi các hoạt động, kế hoạch, triển khai cách thức thực hiện để thực hiện mục tiêu đó.
Hoạch định chiến lược Marketing đã trở thành một chức năng quan trọng giúp cho các công ty, doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu.
2. Lý do Hoạch định chiến lược Marketing là bắt buộc với doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược Marketing luôn là việc làm cần thiết được thực hiện bởi bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì các chiến lược này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp, cụ thể:
- Nếu không muốn doanh nghiệp bị tụt hậu với thế giới đang ngày đêm đổi thay thì việc hoạch định chiến lược Marketing là điều kiện cơ bản, cần thiết để doanh nghiệp không bị bỏ lại, cũng như đề ra phương án chống lại những rủi ro và cập nhật, nắm bắt cơ hội, xu thế mới trong tương lai.
- Chiến lược Marketing của doanh nghiệp chính là la bàn, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Các thành viên trong doanh nghiệp cũng dựa vào đó để đặt cho mình những mục tiêu, phương hướng và cách thức hành động vì sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp.
- Là cơ sở để nhà quản trị có thể điều khiển và đánh giá việc quản lý
3. Hoạch định chiến lược Marketing gồm những hoạch định cụ thể nào?

Chiến lược Marketing là một chiến lược tổng thể bao gồm nhiều kế hoạch nhỏ được xây dựng để đạt được mục tiêu lớn do tổ chức đề ra. Và trong tiến trình hoạch định chiến lược Marketing, các doanh nghiệp sẽ phải hoạch định cụ thể những chiến lược:
- Hoạch định chiến lược PR để tạo nên các lộ trình phát triển sản phẩm và thương hiệu hoàn hảo, tạo sự tín nhiệm thương hiệu.
- Hoạch định chiến lược bán hàng để tăng doanh thu của doanh nghiệp. Tìm hiểu khách hàng, thị trường, đối thủ một cách chi tiết để bán hàng hiệu quả nhất.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho các hệ thống, bộ phận trong công ty, doanh nghiệp. Kế hoạch dài cho tương lai sẽ được vạch sẵn để giám sát và thực thi tiến độ công việc tốt nhất.
- Hoạch định chiến lược nhân sự nhằm đưa ra các mục tiêu công việc và chiến lược để huy động phát triển nguồn nhân lực. Những chiến lược này vô cùng quan trọng để tạo nên một công ty hùng mạnh thu hút được nhiều nhân tài.
4. Bật mí bí quyết 6 bước hoạch định chiến lược Marketing
Để hoạch định chiến lược Marketing mang lại lợi ích và khả năng thành công cao, Onlead chia sẻ với doanh nghiệp bạn 6 bước tối ưu cho việc hoạch định chiến lược Marketing như sau:
4.1. Phân tích và khảo sát thị trường Marketing

Mọi chiến lược Marketing được bắt đầu chỉ khi đã phân tích và khảo sát thị trường. Việc phân tích này giúp doanh nghiệp xác định:
- Tiềm năng ban đầu: Doanh nghiệp cần phải hiểu được rằng bản thân đang đứng ở đâu trên thị trường, hiểu được mục tiêu, sứ mệnh và định hướng sẽ giúp một tổ chức quyết định đúng đắn kế hoạch phù hợp với mình. Chỉ khi hiểu rõ bản thân có gì và muốn gì thì doanh nghiệp mới có thể tạo nên những chiến lược giúp mình tốt và thành công hơn.
- Tiềm lực của đối thủ cạnh tranh: Nếu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bạn không phải độc quyền thì bạn phải hoạch định chiến lược Marketing thật tốt làm “vũ khí” cho cuộc chiến “tranh giành” khách hàng và việc biết rõ đối thủ bạn là ai, như thế nào rất quan trọng. Chỉ khi hiểu rõ thời thế, biết được điểm mạnh yếu của đối thủ mới đưa ra những hoạch định tốt nhất.
4.2. Xác định mục tiêu chiến lược Marketing
Hãy xác định mục tiêu của bạn, điều mà bạn muốn đạt được trong chiến lược này. Đặt mục tiêu sao cho phù hợp, rõ ràng và khả khi, những mục tiêu này sẽ là động lực cho toàn bộ quá trình thực hiện sau này. Thông thường, mục tiêu Marketing có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn các mục tiêu cụ thể như:
- Thương hiệu
- Doanh số bán hàng.
- Vị trí trên thị trường (thị phần, mức độ thâm nhập thị trường..)
- Chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lãi gộp)
- Sản phẩm (phát triển dải sản phẩm)
4.3. Xây dựng chiến lược Marketing
Khi đã có được các thông tin về vấn đề của doanh nghiệp, thị trường, khách hàng, đối thủ, mục tiêu dài hạn. Tiếp theo trong tiến trình hoạch định chiến lược Marketing, doanh nghiệp bắt đầu xây dựng chiến lược cụ thể bằng việc hoạch định chiến lược Marketing nhỏ hơn cho từng giai đoạn, từng phòng ban, bộ phận.
4.4. Phát triển chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing cần thường xuyên được bổ sung, phát triển để có một kế hoạch hoàn chỉnh nhất cùng với các hướng dẫn hành động chi tiết nhất. Phát triển chiến lược Marketing liên tục giúp doanh nghiệp bổ sung vào kế hoạch của bạn những xu hướng mới, cập nhật mới.
4.5. Phân bổ nguồn lực

Trong tiến trình trình hoạch định chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần cung cấp một cách chi tiết nhất các thông tin về nguồn lực cũng như ngân sách liên quan đến các dự đoán về doanh thu, thị trường, vốn đầu tư hay lợi nhuận. Điều này giúp phân bổ, kiểm soát các nguồn lực hiệu quả để bắt đầu triển khai kế hoạch Marketing. Phân bổ nguồn lực tốt đảm bảo kế hoạch được hoàn thành suôn sẻ, không bị gián đoạn, ít trục trặc và có khả năng dự trù cho nhiều trường hợp xảy ra.
4.6. Đánh giá và kiểm tra chiến lược
Quá trình này sẽ phân tích cả những lợi thế và hạn chế trong quá trình thực hiện. Nếu có gặp trở ngại về thực tiễn lúc tiến hành thì sẽ tiến hành thay đổi kịp thời để mục tiêu cuối cùng đã đưa ra vẫn được thực hiện được.
5. Yếu tố cần lưu ý khi hoạch định chiến lược Marketing

Không phải việc hoạch định chiến lược Marketing nào cũng dễ dàng, suôn sẻ và không phải chiến lược nào cũng thành công tuyệt đối mà không gặp trở ngại. Những nếu doanh nghiệp bạn chú trọng vào các vấn đề sau thì chắc hẳn “nỗi lo” này sẽ bớt đi nhiều phần.
- Sử dụng các phần mềm quản lý công việc, công cụ hỗ trợ phân tích và sắp xếp công việc.
- Luôn có phương án dự phòng sẽ giúp kế hoạch được thay đổi, cách ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.
- Chú trọng đến thời đại, thực trạng và xu hướng của thị trường. Luôn đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt trong suốt quá trình thực hiện.
- Người hoạch định và đứng đầu mỗi chiến lược đều cần đảm bảo có tầm nhìn, sự nhạy bén để kịp đưa ra phương án thay thế khi cần thiết.
- Tính liên quan giữa các bộ phận :Bên cạnh sự tham gia của người quản lý cấp cao nhất thì việc hoạch định chiến lược Marketing cần thiết phải có sự liên kết giữa các bộ phận khác có liên quan đến chiến lược. Sự kết nối này sẽ mở ra khả năng thấu hiểu thách thức của các thành viên trong tổ chức đồng thời tăng tính liên kết cho các bộ phận thuộc doanh nghiệp.
6. Kết luận
Hoạch định chiến lược Marketing là việc làm quan trọng cần thiết nên thực hiện để doanh nghiệp phát triển mỗi ngày, có hướng đi đúng đắn để thực hiện hóa mong muốn tiếp cận khách hàng, gia tăng giá trị thương hiệu, doanh số bán hàng. ONLEAD sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như hoạch định chiến lược Marketing cho doạnh nghiệp một cách tốt nhất.