Dưới sự phát triển của công nghệ số và các nền tảng mạng xã hội thì influencer marketing có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương hiệu của doanh nghiệp. Cùng Onlead tìm hiểu về influencer marketing trong bài viết dưới đây.
Mặc dù influencer marketing không phải là một khái niệm mới đối với việc tiếp thị nhưng trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ gần đây, thì cụm từ này cực kỳ phổ biển. Phương thức tiếp thị thông qua những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencers) đang được các công ty dành nhiều thời gian và nỗ lực cho chiến thuật này. Hãy tìm hiểu rõ hơn về influencer marketing là gì để thúc đẩy thương hiệu của công ty, doanh nghiệp đến người dùng.
Influencer marketing là gì?

Influencer marketing là mối quan hệ giữa một thương hiệu và một hoặc nhiều người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Những người có ảnh hưởng này sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau như Instagram, Youtube…
Thay vì sử dụng cách quảng cáo truyền thống cũ kỹ, với influencer marketing, các thương hiệu tiếp thị đến với người tiêu dùng thông qua qua những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Đây là một phương thức tiếp thị không mới, tuy nhiên, với thuật ngữ influencer marketing thời nay là sự kết hợp giữa các chiến lược tiếp thị nội dung cũ và mới, định hướng nội dung quảng bá gắn với sự chứng thực, trải nghiệm của những người có sức ảnh hưởng để tạo sự tin tưởng ở người tiêu dùng về thương hiệu.
Influencer trong marketing

Influencer chưa chắc là những người nổi tiếng, họ có thể mà một nhân vật đáng tin cậy trong một cộng đồng và có một lượng người theo dõi trung thành, có khả năng ảnh hưởng đến hành vi hoặc ý kiến của người khác.
Ngoài ra, họ là những người có kiến thức hoặc kinh nghiệm về những gì họ đang quảng cáo, có khả năng thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Vì vậy, influencer marketing là phương thức tiếp thị hiệu quả, giúp khách hàng có nhận thức tích cực về thương hiệu trong thời kỳ bùng nổ công nghệ hiện nay.
Ví dụ một vlogger về thể dục, thể hình nổi tiếng trên Youtube hoặc Tik Tok có kiến thức về tập tạ và chế độ dinh dưỡng phù hợp, có thể quảng cáo cho đồ thể thao hoặc một công ty về thực phẩm ăn kiêng.
Trong nhiều trường hợp influencer không có kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm mà họ đang quảng bá, mà họ dựa vào sự trải nghiệm, tin tưởng dành cho sản phẩm. Một người có ảnh hưởng có thể là một nhiếp ảnh gia thời trang, một nhà hoạt động xã hội, một nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng trên Instagram hoặc blogger… bất kỳ ai có một lượng người theo dõi nhất định, có sức ảnh hưởng đến một cộng đồng người dùng.
Tại sao Influencer marketing lại quan trọng?

Giúp thương hiệu được nhận diện tốt hơn
Ở giai đoạn trước, những tiến bộ về công nghệ chưa được phát triển, truyền hình hầu như là phương tiện truyền thông đại chúng duy nhất mà người tiêu dùng có thể truy cập, là nền tảng chính mà các thương hiệu sử dụng để quảng bá.
Ngày nay với sự ra đời của internet và sự phổ biến của các phương tiện truyền thông xã hội như Instagram, Facebook và Youtube, người tiêu dùng được tự do lựa chọn nội dung muốn xem. Điều này cho phép các thương hiệu xác định vị trí và quảng cáo trực tiếp cho các nhóm đối tượng phù hợp thông qua influencers.
Giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng
Một influencer có ảnh hưởng nhất định trong một cộng đồng, vì vậy mà lượng theo dõi họ thường là những người chung một sở thích, có chung hứng thú về một chủ đề. Các thương hiệu có thể tiếp cận chính xác với nhóm đối tượng mà họ muốn quảng cáo dễ dàng hơn thông qua các influencer này.
Thu về lượng khách hàng tiềm năng và chất lượng
Khi doanh nghiệp đã tiếp cận đúng nhóm đối tượng phù hợp, cùng với sức ảnh hưởng và uy tín của influencers, doanh nghiệp có thể thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng.
Ví dụ một đầu bếp có sức ảnh hưởng trên Instagram quảng bá cho một thương hiệu cung cấp dụng cụ làm bếp, thì người theo dõi sẽ tin tưởng và có nhu cầu sử dụng bộ dụng cụ đó. Người xem sẽ truy cập vào website của thương hiệu để tìm hiểu về sản phẩm, tỉ lệ mua hàng sẽ cao hơn.
Tạo sự tin tưởng trong khách hàng
Một vấn đề mà các thương hiệu đang gặp phải, là sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và chiến thuật tiếp thị mà họ cung cấp. Việc gây dựng niềm tin rất quan trọng. Người tiêu dùng thay vì hoài nghi về một quảng cáo thương mại hoặc mạng xã hội, họ có thể lựa chọn tin tưởng vào người có sức ảnh hưởng mà họ theo dõi.
Các bước cần thiết cho một Influencer Marketing năm 2022

Xác định mục tiêu – 3R trong Influencer Marketing
Để một chiến dịch tiếp thị qua Influencers được hiệu quả, ba yếu tố cần thiết mà doanh nghiệp cần quan tâm là: Reach, relevance và resonance.
Reach: là khả năng tiếp cận đến người dùng mà các influencer mang lại, dựa vào độ reach của contents để doanh nghiệp đo lường khả năng nhận diện sản phẩm, thương hiệu.
Relevance: khả năng kết nối doanh nghiệp – khách hàng của influencers.
Resonance: khả năng chuyển đổi thói quen mua hàng thông qua content của influencers, dựa vào tính hấp dẫn, dễ nhớ, uy tín của các content.
Xác định đúng tệp khán giả phù hợp cho chiến dịch
Doanh nghiệp cần xác định influencer nào có tệp khán giả phù hợp với sản phẩm và dịch vụ mình đang cung cấp. Việc hợp tác với influencers khác nhau sẽ đẩy sản phẩm của bạn đến với các tệp khán giả. Vì vậy, đây là bước quan trọng xác định influencer marketing có hiệu quả hay không, có thu hút lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp hay không.
Cần thống nhất nội dung truyền tải cho influencers
Sau khi đã lựa chọn được influencer phù hợp, doanh nghiệp nên đảm bảo brand voice, tag lines, các từ khóa cần tránh cho influencers. Sau khi thảo luận được nội dung cần được truyền tải, doanh nghiệp nên thống nhất với influencers về contents để thu hút traffic.
Đánh giá kết quả influencer marketing qua 8 chỉ số
8 KPI cần doanh nghiệp lưu ý khi đo lường chiến dịch influencer marketing :
- Engagement: là sự tương tác của người dùng như like, reaction, share, comment…
- Reach: lượt tiếp cận của chiến dịch qua contents của influencers.
- Brand Awareness: sự chú ý và tương tác của người theo dõi influencers về thương hiệu của bạn.
- Resonance: khả năng chuyển đổi thói quen mua hàng thông qua content của influencers.
- Click: lượt ấn vào contents của influencers.
- Conversion: chỉ số chuyển đổi người xem thành khách hàng qua chiến dịch influencer marketing.
- ROI: chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp sau chiến dịch influencer marketing.
- Follow: lượt người theo dõi của influencers, đây là tệp người dùng có khả năng chuyển đổi thành khách hàng của doanh nghiệp.
Những điều cần chú ý khi thực hiện Influencer Marketing

Không giống như hầu hết các chiến lược tiếp thị khác, influencer marketing đòi hỏi mức độ tin tưởng cao giữa thương hiệu và influencer. Một thương hiệu cần phải đảm bảo nội dung của influencer có phù hợp với hình ảnh tổng thể của mình hay không. Việc sử dụng một nội dung quảng cáo kỳ là hoặc xúc phạm có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với danh tiếng của thương hiệu.
Khi chọn một influencer để quảng bá hình ảnh thương hiệu cần xem xét kỹ lượng người theo dõi thực sự của họ thông qua các bài đăng trên các nền tảng. Vì trong một số trường hợp influencer có lượng người theo dõi ảo sẽ ảnh hưởng đến kết quả quảng bá thương hiệu của bạn. Hiệu quả của influencer marketing không nằm ở số lượt người theo dõi ở các nền tảng mạng xã hội mà phụ thuộc vào sức ảnh hưởng của các influencer.
Influencer marketing là một cách tiếp cận phổ biến nhưng rất khó để thu về kết quả nhanh chóng. Để thay đổi tư duy và thói quen mua hàng của người tiêu dùng, cần có một thời gian đủ lâu để gây dựng sự tin tưởng của khách hàng.
Tổng kết
Influencer marketing là chiến lược tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh trên thị trường hiện nay bởi sức ảnh hưởng lớn mà nó đem lại. Onlead đã cung cấp cho bạn các yếu tố cơ bản cho một chiến dịch influencer marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng để thực hiện chiến lược tiếp thị của mình. Hoặc có thể tìm đến các đơn vị tư vấn, như Onlead để tìm kiếm một phương thức tiếp thị phù hợp.