Social media marketing hiện đang là một hướng đi mới trong các chiến lược truyền thông và tiếp thị của các doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu về social marketing là gì và cách để thực hiện một chiến lược social marketing hiệu quả ở bài viết dưới.
Social media marketing là gì?

Để hiểu được social media marketing là gì, Onlead sẽ cùng bạn tìm hiểu social media là gì? Social media là tập hợp các nền tảng, ứng dụng như facebook, messenger, zalo, instagram,… có khả năng kết nối người dùng toàn cầu lại với nhau. Social media bao gồm mạng xã hội, mạng chia sẻ phương tiện truyền thông, diễn đàn thảo luận hay mạng lưới đánh dấu và quản lý nội dung.
Social media marketing (SMM) được dịch sang tiếng Việt là tiếp thị truyền thông mạng xã hội. SMM là việc sử dụng mạng xã hội, các nền tảng mà người dùng xây dựng nên các kết nối xã hội và chia sẻ thông tin, để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mới; thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web và tăng doanh số bán hàng.
SMM bao gồm tạo ra nội dung đăng tải trên các nền tảng social media, tương tác, kết nối với khách hàng, theo dõi, phân tích và chạy quảng cáo trên các kênh truyền thông.
Tại sao social media marketing quan trọng ngày nay?

Phần lớn người trên thế giới hiện nay đang sử dụng mạng xã hội để theo dõi thông tin và cập nhật hằng ngày. Họ thường có thói quen tìm kiếm thông tin một doanh nghiệp thông qua các mạng xã hội, vì có thể nhìn thấy được những đánh giá của người dùng về doanh nghiệp đó.
Phương tiện truyền thông mạng xã hội là một nơi lý tưởng cho các thương hiệu để tìm hiểu rõ hơn về thị hiếu của khán giả. Khi doanh nghiệp ra mặt một sản phẩm, dịch vụ mới thì mạng xã hội là một cơ hội để tiếp cận đến người dùng.
Với sự phát triển của công nghệ số và internet, sự phát triển của ngành thương mại điện tử là điều cần thiết cho các doanh nghiệp. Khi đó, mạng xã hội không đơn thuần là một công cụ hỗ trợ việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, thương hiệu của bạn có thể tận dụng từ bây giờ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Lợi ích của social media marketing

SMM giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng
Thật khó cho một doanh nghiệp khi họ không thể kết nối với khách hàng hoặc người tiêu dùng, vì đây là bước đầu tiên để thực hiện chiến dịch marketing bất kỳ. Phương tiện truyền thông mạng xã hội đã mở ra một cánh cửa cho doanh nghiệp dễ dàng thu hút lượng khán giả cho các hoạt động quảng bá của bạn.
Facebook, Instagram và các nền tảng mạng xã hội khách cho sử dụng nội dung để kết nối với khán giả tiềm năng và duy trì mối quan hệ với họ. Mặc dù rất khó để thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng bạn có thể dễ dàng vượt qua sự ồn ào bằng nội dung hấp dẫn.
SMM giúp xây dựng quan hệ bền chặt hơn với khách hàng
Các nền tảng như facebook, zalo, instagram… không chỉ là công cụ quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, mà còn là kênh kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng của họ. Qua những kết nối này, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa hoạt động quảng bá bằng cách gửi tin nhắn đến khách hàng về các sự kiện, thông báo,… tăng tỉ lệ chuyển đổi của người dùng.
Không chỉ hữu ích với các khách hàng mới, SMM giúp thương hiệu của bạn kết nối và duy trì với các khách hàng cũ, khách hàng thân thiết. Doanh nghiệp cũng có thể triển khai các hoạt động khảo sát định kỳ để thu thập ý kiến từ khán giả. Điều này giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng dịch vụ từ những đánh giá của khách hàng. Ngoài ra, khảo sát còn giúp khách hàng cảm thấy những ý kiến của họ được tiếp nhận tốt và cảm thấy tin tưởng với doanh nghiệp của bạn.
SMM tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng và tăng tỉ lệ chuyển đổi
Các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter và Linkedin cho phép các công ty tạo ra khách hàng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng kết hợp các chiến thuật marketing tốn phí hoặc không tốn phí để tăng chuyển đổi.
SMM là một cách marketing mà doanh nghiệp có thể đo lường nhanh hơn và dễ dàng hơn để xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng tiềm năng. Với việc tăng khả năng hiển thị, doanh nghiệp của bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội để chuyển đổi trong người xem.
Có hiệu quả về chi phí
Không tốn bất cứ chi phí nào để tạo hồ sơ trên hầu hết các trang mạng xã hội. Trong trường hợp bạn muốn chạy một chiến dịch trả phí để quảng bá nội dung của mình, chi phí tương đối thấp so với các nền tảng quảng cáo khác. Khi hoàn thành tốt một chiến dịch SMM, cơ hội tạo ra lợi nhuận lớn hơn từ khách hàng.
Làm sao để xây dựng một nền tảng social media marketing hiệu quả?

Bước 1: Đặt các mục tiêu và chỉ số rõ ràng
Trước khi triển khai một chiến dịch SMM, doanh nghiệp của bạn cần xác định đầy đủ các chỉ số như lượt người theo dõi, tỉ lệ chuyển đổi khách hàng, mục tiêu lợi nhuận,… Các chỉ số đặt ra cần đảm bảo các yếu tố sau:
Cụ thể:số liệu càng cụ thể, càng dễ dàng đặt ra chiến lược và kỳ vọng rõ ràng. Nếu bạn muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu, hãy trình bày cụ thể về cách bạn muốn làm điều đó.
Có thể đo lường:Khi đặt ra các mục tiêu cụ thể, việc đo lường thành công của chiến dịch sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu không đạt được các chỉ số theo từng giai đoạn, bạn có thể điều chỉnh chiến lược của mình để cải thiện kết quả.
Có thể đạt được:Đôi khi các công ty quá tham vọng và kết thúc bằng việc đặt ra những mục tiêu không thực tế, không thể đạt được. Hãy chắc chắn rằng mục tiêu của bạn có thể đạt được với nguồn lực của bạn.
Có liên quan: Các mục tiêu tiếp thị trên mạng xã hội sẽ tác động đến lợi nhuận của bạn như thế nào? Việc tăng lượt theo dõi trên Instagram có giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình không? Các mục tiêu liên quan được sắp xếp chặt chẽ với mục tiêu của doanh nghiệp.
Bước 2: Nghiên cứu đối tượng, mục tiêu
Bạn cần đưa ra những mục tiêu cụ thể và đối tượng mà chiến dịch marketing sẽ hướng đến ví dụ như những người đang nuôi thú cưng, những bạn trẻ trong độ tuổi từ 19 – 25… Khi nghiên cứu chính xác đối tượng, mục tiêu cần quảng cáo, doanh nghiệp sẽ xây dựng được nội dung marketing phù hợp, từ đó mà thu hút khách hàng dễ dàng hơn.
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Tại sao cần phải nghiên cứu các chiến dịch marketing của đối thủ trên thị trường? Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp bù đắp những thiếu sót mà đối thủ mắc phải, giúp đáp ứng như cầu của khách hàng tốt hơn.
Các bước để phân tích đối thủ bao gồm:
- Xác định từ khóa cạnh tranh
- Tìm xem ai là người đang xếp thứ hạng cao nhất trong top từ khóa của bạn
- Duyệt qua mạng xã hội bằng cách sử dụng từ khóa
- Tìm hiểu các thương hiệu mà khán giả của bạn đang theo dõi
Bước 4: Xác định nền tảng mạng xã hội bạn cần quảng cáo
Mỗi nền tảng có đặc điểm riêng và nhóm người dùng cụ thể với các đặc điểm riêng về cách họ tương tác với nội dung. Để lựa chọn được nền tảng thích hợp, doanh nghiệp cần xem xét về nhóm người người dùng mà bạn sẽ nhắm đến và phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của bạn.
Bước 5: Tạo nội dung hấp dẫn
Để tạo được một nội dung hấp dẫn bạn cần có những ý tưởng tốt về những nội dung sẽ quảng bá rộng rãi trên các nền tảng. Một ý tưởng tốt vừa bắt kịp với xu hướng hiện nay, vừa giải quyết được nhu cầu của khách hàng.
Trong khi nghiên cứu và phân tích từ khóa là rất quan trọng để đạt được thành công với quảng cáo tìm kiếm, việc tiến hành nghiên cứu từ khóa có thể cải thiện đáng kể khả năng hiển thị của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội.
Bên cạnh đó, một pixel phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp bạn theo dõi tỉ lệ chuyển đổi từ Quảng cáo Facebook, tối ưu hóa quảng cáo, tiếp thị lại cho khách truy cập trang của bạn, biết họ đã truy cập trang nào…
Bước 6: Quảng cáo các bài đăng trên mạng xã hội
Hầu hết các nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu đều cho phép bạn chạy quảng cáo. Bạn có thể chạy các chiến dịch quảng cáo có trả tiền để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh cụ thể với chi phí tương đối thấp.
Bước 7: Phân tích kết quả thường xuyên
Chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội của bạn là một phần chính trong kế hoạch tiếp thị tổng thể của một doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu những yếu tố quan trọng, những chỉ số thường xuyên để cải thiện chiến dịch SMM về sau.
Ưu điểm và nhược điểm của social media marketing

Ưu điểm
Các chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội (SMM) được điều chỉnh để tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu rõ ràng là một lợi thế đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngoài ra, một chiến dịch SMM có thể hiệu quả cao, đem về doanh thu lớn cho doanh nghiệp của bạn với chi phí tương đối thấp.
Nhược điểm
Tuy nhiên, khi triển trai chiến dịch truyền thông trên các phương tiện truyền thông thì các doanh nghiệp gặp hạn chế trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển SMM là một kênh tiếp thị chủ yếu.
Ngoài ra, khi các doanh nghiệp quảng bá trên social media cần đảm bảo một nội dung không chỉ hấp dẫn mà còn chính xác. Vì lượt tiếp cận lớn, nên doanh nghiệp dễ bị tấn công nếu nội dung marketing không phù hợp.
Tổng kết
Trong bài viết trên, Onlead đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về một chiến dịch social media marketing chuyên nghiệp. Doanh nghiệp có thể lên một kế hoạch SMM ngay bây giờ để thu hút khách hàng tiềm năng. Để tìm kiếm một giải pháp marketing giúp đem lại doanh thu, bạn có thể liên hệ với Onlead, công ty chuyên cung cấp các pháp marketing đột phá.