Marketing phải được thực hiện thống nhất và liên kết ở cả mọi khâu. Sự kết hợp ấy được hiểu là Marketing Mix. Và một chiến lược Marketing Mix đột phá là vũ khí giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả.
Chiến lược Marketing đột phá là điều mà mọi doanh nghiệp cần để tồn tại được trong cuộc chiến kinh doanh khốc liệt ngày nay. Và chiến lược Marketing phải được thống nhất và thực hiện ở tất cả các công đoạn của doanh nghiệp, hay nói cách khác đó chính Marketing Mix. Vậy Marketing Mix là gì, quan trọng ra sao với sự sống còn của doanh nghiệp? Hãy cùng Onlead tìm hiểu với bài chia sẻ sau nhé!
Marketing mix là gì?

Marketing Mix hay Marketing hỗn hợp chắc hẳn là thuật ngữ mà ai hoc hay đang làm Marketing đều ít nhất nghe qua một lần. Là tổng hợp các công cụ tiếp thị toàn diện được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được mục đích tiếp thị trong thị trường của mình.
Các công cụ tiếp thị trong Marketing Mix cơ bản có 4 yếu tố(4P) nhưng với sự phát triển không ngừng như ngày nay buộc Marketing Mix phải cập nhật thêm rất nhiều công cụ khác nhau như 7P, 4C, 4E, …
Marketing Mix quan trọng thế nào đối với doanh nghiệp
Marketing xuất hiện ở mọi quy trình của doanh nghiệp. Do đó Marketing Mix tạo sự kết nối và thống nhất cho toàn bộ quy trình từ ý tưởng đến sản xuất, quảng cáo, phân phối và tái sản xuất, đổi mới,…Một kế hoạch chuẩn chỉnh từ bước khởi đầu cho đến bước cuối cùng sẽ giúp kiểm soát được những mục tiêu tốt hơn.
Việc nghiên cứu, khảo sát để lên kế hoạch Marketing Mix liên tục sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu thêm về nhu cầu của người tiêu dùng, nắm bắt được những xu thế mới đang sinh sôi không ngừng.
Kế hoạch Marketing Mix là sức mạnh giúp doanh nghiệp tạo ưu thế và sự khác biệt cho cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt với vô vàn đối thủ ngoài thị trường.
Một kế hoạch Marketing Mix có sự tham gia của rất nhiều bộ phận. Kế hoạch rõ ràng, đầy đủ mục tiêu sẽ giúp cho việc phân bổ nguồn lực và truy cứu trách nhiệm, giám sát tiến độ cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả.
Các mô hình Marketing Mix phổ biến nhất hiện nay
Marketing Mix 4P truyền thống

Mô hình 4P là một trong những mô hình truyền thống đầu tiên của Marketing Mix được E J McCarthy giới thiệu đầu tiên năm 1960. Mô hình 4P là sự cộng hưởng phối hợp hiệu quả của 4 thành tố sau:
Product (Sản phẩm)
Sản phẩm có thể là một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình do doanh nghiệp sản xuất và cung cấp nhằm giải quyết một nhu cầu nào đó của khách hàng.
Các nhà tiếp thị phải xem xét chu kỳ sống của sản phẩm, xem xét những tính năng liệu chúng có đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hay để đưa ra các chiến lược cho sản phẩm như ra mắt, sửa đổi, nâng cấp, bổ sung,….
Price (Giá cả)
Giá bán là khoản phí người mua hàng phải bỏ ra để mua sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Giá sản phẩm được xác định bởi các yếu tố chi phí, năng lực sản xuất, và mức lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp.
Ngoài ra giá bán còn tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm, mức độ cạnh tranh của thị trường hay chiến lược thương hiệu mà doanh nghiệp theo đuổi. Nhưng nhìn chung, đây là một giai đoạn khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Place (Phân phối)
Hệ thống phân phối rõ ràng, rộng khắp và dịch vụ giao nhận tốt sẽ tạo cho khách hàng sự tiện lợi khi mua. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn quá khó tìm, không có hệ thống phân phối chính thông gây phức tạp hóa quy trình mua hàng của người tiêu dùng thì họ có thể sẽ cân nhắc lựa chọn đối thủ khác thuận tiện hơn.
Promotion (Tiếp thị)
Promotion chính là yếu tố giúp thương hiệu được nhiều người biết đến. Nếu như những thành tố vừa rồi làm hậu kỳ thì thành tố này chính là người trình diễn trước công chúng. Đây cũng chính là yếu tố giúp thương hiệu được chạm đến khách hàng.
Promotion gồm có những thành tố nhỏ sau: Tổ chức bán hàng, quan hệ công chúng, quảng cáo, tiếp thị.
Marketing Mix 7P
Ngày nay 4P là mô hình kinh điển nhưng vẫn chưa đầy đủ và phù hợp với sự phát triển chóng mặt của Marketing. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại dịch vụ đã bổ sung thêm 3P, biến mô hình 4P truyền thống thành mô hình Marketing Mix 7P.

People (con người)
Khía cạnh people (con người) ở đây chính là những nhân vật quan trọng xoay quanh cuộc sống của sản phẩm và dịch vụ của bạn. Không chỉ là khách hàng mục tiêu, yếu tố People còn gồm cả những người tham gia xây dựng, tạo nên, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi vì họ chính là người biến những dịch vụ vô hình của doanh nghiệp thành những thứ cảm xúc, những sự thỏa mãn mà dường như khách hàng có thể cầm nắm và cảm nhận được tốt nhất.
Process (quy trình)
Process chính là những quy trình hoàn thiện, chỉn chu giúp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ra ngoài thị trường. Quy trình này phải hiện đại, tinh gọn, dễ sử dụng thì mới thu hút khách hàng hàng và làm họ hài lòng. Để tối ưu quy trình, bạn nên lắng nghe cảm nhận, ý kiến của khách hàng từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp nhất.
Physical Evidence (không gian, cơ sở vật chất)
Cơ sở vật chất ở đây bao gồm không gian gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng, là nơi khách hàng sử dụng và trải nghiệm dịch vụ. Yếu tố cơ sở vật chất là một khía cạnh quan trọng vì chúng là một trong những điều tạo nên ấn tượng ban đầu với khách hàng.
Cơ sở vật chất còn là vũ khí giúp tạo lợi thế cạnh tranh, một không gian thoáng mát sang trọng với thiết bị, vật dụng hiện đại sẽ là chất xúc tác x10 sự hài lòng của khách hàng khi nghĩ về dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Marketing Mix 4C
Khác với mô hình 4P, Marketing Mix 4C được phát triển bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990. Ngày nay nếu doanh nghiệp muốn nổi trội, muốn xây dựng được một kế hoạch Marketing Mix đột phá thì việc kết hợp giữa 4P và 4C là điều cần thiết.

Customer Solutions (những giải pháp dành cho khách hàng)
Thị trường rộng lớn, không thiếu những thương hiệu cá mập cũng cung cấp những sản phẩm và dịch vụ giống như bạn. Nên đừng nghĩ đến việc bán sản phẩm mình muốn bán mà phải bán sản phẩm khách hàng cần.
Để làm được điều này thì bắt buộc doanh nghiệp phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn ai hết. Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu để khám phá ra những nhu cầu chưa nói, những nỗi khổ của khách hàng.
Customer Cost (khoản chi phí khách hàng bỏ ra)
Giá của sản phẩm là giá mà người mua hàng sẽ bỏ tiền ra để sở hữu sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Giá này không chỉ nên xem xét là chi phí và phần trăm lợi nhuận mong muốn mà còn phải cân đối hợp lý với những chi phí vô hình khác mà khách hàng bỏ ra.
Convenience (thuận tiện)
Giống với Place, mọi quy trình, sự phân phối sản phẩm phải thật thuận tiện cho khách hàng có thể dễ dàng trải nghiệm. Ngày nay doanh nghiệp nào cũng đang tìm cách tạo ra quy trình, phân phối tiện lợi nhất để cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Communication (Giao tiếp)
Công tác truyền thông, bán hàng phải được diễn ra 2 chiều. Doanh nghiệp và khách hàng đều cần lắng nghe lẫn nhau. Nếu như khách hàng đã lắng nghe những quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Doanh nghiệp bạn cũng phải ân cần tìm hiểu, lắng nghe những nhu cầu, những nguyện vọng của họ. Chính sự giao tiếp này sẽ xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững.
Marketing Mix 4E
Trong bối cảnh hành vi và thói quen của khách hàng ngày càng thay đổi chóng mặt, các chữ P cũng dần được bổ sung và nâng cấp thành 4 chữ E. Mô hình Marketing Mix 4E do Brian Fetherstonhaugh xây dựng mang tính kế thừa, sửa đổi và lấy nền cơ sở cơ bản bền vững nhất của Marketing Mix truyền thống.
Marketing Mix 4E thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng cao thông qua việc chú trọng kết nối với khách hàng.

Experience (Trải nghiệm)
Sản phẩm hay dịch vụ sinh ra để giải quyết nhu cầu của khách hàng. Không dừng lại ở đón khách hàng ngày nay sẽ khó tính hơn vì họ muốn thưởng thức những trải nghiệm tuyệt vời mà sản phẩm, dịch vụ mang lại. Sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở những đối thủ khác nhưng trải nghiệm chính là thứ làm khách hàng ấn tượng và nhung nhớ nhất.
Exchange (Trao đổi giá trị)
Khách hàng sẽ nhận được những giá trị gì từ số tiền mà họ bỏ ra để mua sản phẩm. Không phải giá cao sẽ được khách hàng đánh giá là sản phẩm chất lượng. Cần có sự hợp lý và cân đối giữa giá trị khách hàng nhận được với số tiền mà họ bỏ ra.
Everywhere (Mọi nơi)
Trước kia, chúng ta thường thấy hàng hóa sẽ được bán buôn và trao đổi trực tiếp tại cửa hàng và thanh toán ngay bằng tiền mặt. Ngày nay, với cuộc sống Online phát triển, hệ thống phân phối rộng khắp là chưa đủ, bạn cần phải có mặt ở thế giới trực tuyến để phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Evangelism (truyền tin)
Những lời review truyền miệng sẽ đáng tin hơn 1000 lần so với những lời hoa mỹ trong các bài quảng cáo do chính doanh nghiệp tạo ra.
Để làm được điều này thì thương hiệu cần giúp khách hàng thấy và nhìn nhận được những giá trị của sản phẩm mang đến cho họ và đốc thúc họ mua sản phẩm. Sau đó phải chăm sóc, quan tâm đến khách hàng cũ vì họ sẽ là người quảng bá sản phẩm của bạn đến những người xung quanh, và nếu như họ nói tốt về thương hiệu của bạn thì điều này đáng giá hơn những bài quảng cáo tốn cả mớ chi phí của bạn.
Mẹo xây dựng chiến lược Marketing Mix thành công
Chắc hẳn đọc tới đây, bạn đã hiểu được tầm quan trọng và các mô hình chiến lược Marketing Mix. Sau đây, Onlead sẽ chia sẻ những bí kíp giúp bạn xây dựng Marketing Mix thành công.
- Điều gì khiến sản phẩm và dịch vụ của bạn trở nên đặc biệt? Tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này chính là lúc bạn tìm ra được lợi thế cạnh tranh của riêng bạn. Đừng quên mô tả, công bố những lợi ích mà khách hàng nhận được chỉ khi chọn mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Ai sẽ là khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn nhắm đến? Đừng tham lam phục vụ cả một thị trường rộng lớn, thu hẹp trọng tâm của sản phẩm bằng cách xác định ai sẽ là người mua sản phẩm đó. Điều này sẽ giúp chiến lược của bạn tối ưu và hiệu quả hơn và đương nhiên là đỡ tốn chi phí hơn.
- Không ngừng nâng cấp sản phẩm: Thế giới không ngừng phát triển và nhu cầu, mong muốn của khách hàng cũng không ngừng thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cấp các tính năng độc đáo mà sản phẩm, dịch vụ cung cấp và thể hiện rõ những điều này trong chiến lược Marketing Mix của mình.
- Khách hàng sẽ bắt gặp sản phẩm ở đâu? Nghiên cứu kỹ đặc điểm của khách hàng mục tiêu để lựa chọn nơi sản phẩm xuất hiện phù hợp để thuận tiện cho quá trình mua hàng.
- Đầu tư các chiến dịch quảng cáo để sản phẩm có thể tiếp cận đến rộng rãi đối tượng mục tiêu, nhanh chóng chiếm được thị phần, đặc biệt là quảng cáo trực tuyến
Những thương hiệu đổi đời thành công nhờ Marketing Mix
Tham khảo những những chiến lược Marketing Mix thành công vang dội giúp các thương hiệu sau thống lĩnh thị trường.
Chiến lược Marketing Mix đường dài của Trung Nguyên Coffee
Cafe Trung Nguyên là một là một trong những thương hiệu cà phê làm rạng danh nước Việt trên đấu trường quốc tế. Đầu óc kinh doanh của ông Vũ và chiến lược Marketing Mix xuất chúng đã giúp Trung Nguyên có mặt trên toàn đất nước Việt Nam chỉ trong vòng 5 năm. Hiện Trung Nguyên đang là thương hiệu cà phê xuất khẩu được bạn bè quốc tế vô cùng yêu thích.

Product
Cà phê không phải một thức uống xa xỉ của Việt Nam, do đó Trung Nguyên xây dựng chiến lược đa dạng hóa và phục vụ nhiều phân khúc khách hàng hàng nhau. Điều này giúp Trung Nguyên có được nhiều khách hàng và cà phê lại là thức uống quốc dân của người Việt.
Price
Ứng với việc phục vụ nhiều tệp khách hàng khác nhau. Trung Nguyên cũng có nhiều mức giá phù hợp với từng chi tiêu khác nhau của khách hàng. Và vì Việt Nam có khá nhiều thương hiệu cà phê từ ngoại đến nội đang cạnh tranh khốc liệt nên giá của Trung Nguyên so với mặt bằng chung là ngang bằng, không chênh lệch nhiều.
Place
Độ phủ sóng toàn quốc sau 5 năm của Trung Nguyên vô cùng ấn tượng với chiến lược xây dựng các kênh phân phối chính: Trung gian phân phối truyền thống, Hệ thống cửa hàng nhượng quyền , Trung gian phân phối hiện đại G7 Mart.
Promotion
Trung Nguyên luôn mang trong mình một niềm tự hào dân tộc với hàng hoạt các chiến dịch với thông điệp “Khơi dậy tinh thần dân tộc Việt”,… Trung Nguyên thể hiện rõ ý chí của mình với mong muốn rạng danh nông sản Việt với bạn bè quốc tế nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung.
Chiến lược Marketing Mix giúp Baemin bùng nổ
Dù là một app giao đồ ăn sinh sau đẻ muộn nhưng Baemin để lại một ấn tượng vô cùng tốt với khách hàng với chiến dịch Marketing Mix của mình.

Product
Là App chuyên đặt và giao đồ ăn bằng cách tải và cài đặt trên điện thoại. Không như một vài app khác vừa tích hợp gửi hàng, đặt xe, giao đồ ăn thì Baemin chỉ tập trung vào một lĩnh vực nên app dễ dùng, không rườm rà và chuyên nghiệp.
Price
Áp dụng giá cạnh tranh với thị trường. Bên cạnh đó còn có rất nhiều khuyến mãi được tổ chức liên tục để thu hút khách hàng.
Place
Với số lượng shipper đông đảo và có mặt tại 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương. Kết hợp với nhiều quán ăn địa phương nổi tiếng, khách hàng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn của Baemin để thuận tiện, tiết kiệm thời gian ăn uống mỗi ngày.
Promotion
Với bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất, các chiến dịch quảng cáo độc đáo được diễn ra liên tục. Kết hợp với các Influencers, Kols, Quảng cáo ngoài trời, tập trung đào tạo đội ngũ shipper, tiếp cận và thu hút giới trẻ. Baemin cực kỳ thành công trong các chiến dịch của mình với sự dễ thương, ân cần, gần gũi.
Chiến lược Marketing Mix hoàn hảo của Heineken
Mỗi một thành tố P trong chiến lược đều đã gia công góp sức rất lớn vào thành công top đầu của thương hiệu này.

Product
Sản phẩm của Heineken luôn được định giá là cáo cấp. Và có nhiều dòng sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Ngay từ khi ra mắt thị trường Việt Nam, sản phẩm của thương hiệu này luôn được chú trọng về chất lượng và mẫu mã.
Price
Đi ngược lại với tư duy cạnh tranh giá thông thường, Heineken định giá cao như sự thể hiện đẳng cấp của thương hiệu. Giá bán của Heineken cao hơn nhiều so với các dòng bia khác. Không những không bị bài trừ so với vô số hãng khác, bia Heineken còn được thị trường Việt đón nhận với lượng tiêu thụ khủng mỗi năm.
Place
Năm 1991, Công ty Heineken đã ký kết hợp đồng liên doanh và thành lập nên công ty VBL. Từ đó, sản phẩm của Heineken đã len lỏi vào khắp các hàng quán, siêu thị, các đại lý lớn nhỏ trên cả nước…Người dùng Việt vì vậy cũng tiếp cận được các sản phẩm bia đến từ công ty Heineken một cách dễ dàng hơn. Lượng tiêu thụ đương nhiên sẽ tăng lên vô cùng nhiều.
Để các đại lý bán lẻ, cửa hàng tạp hóa nhập sản phẩm của Heineken. Công ty đặc biệt chi trả chiết khấu cao mang phong cách đại gia mà không phải thương hiệu nào cũng dám làm.
Promotion
Các chiến dịch Marketing của Heineken cũng mang một thông điệp thể hiện sự cao cấp, thượng lưu. Chiến lược quảng cáo của Heineken không tách rời khỏi những sự kiện, quảng cáo và các ngôi sao thể thao nổi tiếng.
Ngoài ra, thương hiệu này cũng chuyên là đối tác tài trợ quen mặt của các giải đấu lớn như: UEFA Champions League; Rugby World Cup…Không những vậy, Thương hiệu này cực thích xây dựng nên những chiến lược PR cho các lĩnh vực như: âm nhạc, điện ảnh hay các hoạt động nghệ thuật khác.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết này của Onlead, bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của chiến lược Marketing Mix. Các mô hình Marketing Mix mới nhất cũng được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Đặc biệt cùng những bí kíp và những chiến lược Marketing thành công của các thương hiệu lớn, hy vọng bạn sẽ áp dụng và xây dựng được một chiến lược Marketing Mix đột phá cho chính doanh nghiệp của mình.