Hầu hết các Marketer khi bước chân vào Marketing đều đã từng nghe qua mô hình tiếp thị cơ bản AIDA. Dù cố ý hay vô tình thì mô hình AIDA luôn được sử dụng trong cuộc sống thường ngày hay trong các chiến lược truyền thông marketing của các thương hiệu.
Vậy mô hình AIDA là gì? Đâu là cách áp dụng hiệu quả và hạn chế khi sử dụng mô hình AIDA? Hãy cùng Onlead khám phá qua bài viết dưới đây.
AIDA là gì?
Định nghĩa mô hình AIDA
Trong thời đại số hiện nay có rất nhiều thương hiệu lựa chọn đầu tư vào mô hình AIDA nhằm mục đích xây dựng chiến lược Marketing của mình.
AIDA đề cập đến giai đoạn tạo nhận thức cho khách hàng trong toàn bộ hành trình mua hàng của họ. Từ đó xác định các hoạt động cụ thể, cần thiết để giúp doanh nghiệp đạt được kết quả mong muốn ở từng giai đoạn và cuối cùng dẫn đến hành động mua hàng của người tiêu dùng ở bước Action.
AIDA được viết tắt bởi Attention, Interest, Desire và Action. Mỗi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt người tiêu dùng có thể nhận biết và quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Phân tích 4 yếu tố cốt lõi của mô hình AIDA
-
A – Attention: Thu hút sự chú ý và tạo nhận thức
Giai đoạn đầu tiên của mô hình này chính là A (Attention): nghĩa là thu hút sự chú ý và tạo nhận thức cho tệp đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thương hiệu sẽ sử dụng yếu tố này để gây sự tò mò của đối tượng được nhắm đến bằng cách sử dụng những công cụ, nội dung hay cách thức pháp phù hợp, để từ đó mở khóa óc tò mò của họ. Tập trung sự chú ý và khiến họ phải dừng lại để tiếp nhận các thông tin mà doanh nghiệp truyền tải.
Người tiêu dùng thường có sự tập trung chủ yếu vào phần tiêu đề và mô tả của các bài viết SEO trên Google. Chính vì vậy để thu hút người tiêu dùng khi tìm kiếm thông tin click vào bài viết của mình, thương hiệu phải đảm bảo các bài viết đã được đầu tư chất xám vào phần tiêu đề và phần mô tả cộng với việc tối ưu hóa thông tin trong bài viết.
Ví dụ về giai đoạn Attention của Netflix:

Netflix bắt đầu tiếp cận người dùng và thu hút sự chú ý của người dùng bằng các hình thức quảng cáo phổ biến ví dụ như quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông như: Youtube Ads, Google Ads.
-
I – Interest: Tạo sự thích thú và quan tâm
Yếu tố tiếp theo của mô hình AIDA là I (Interest): tạo sự hứng thú và quan tâm. Đây được xem là giai đoạn mang tính thử thách nhất của thương hiệu trong thực thi mô hình AIDA.
Khi đã gây được sự tò mò đến đối tượng mong muốn, các doanh nghiệp bắt buộc phải có những bước chuyển mình phù hợp để đưa ra những cách để tiếp tục khiến người dùng thích thú và quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ thương hiệu.
Để có thể thành công ở giai đoạn này, thương hiệu cần phải có những cách tiếp cận làm sao để khai thác sâu hơn những mong muốn, nhu cầu hay lo âu, nỗi đau ẩn sâu bên trong chưa được khai thác của khách hàng. Ví dụ:
– Tạo những nội dung giá trị, mang tính hài hước, giải trí cao
– Có thể sử dụng chất liệu âm nhạc vào giai đoạn này
– Booking các KOLs, KOC quen thuộc với nhóm khách hàng này
– Doanh nghiệp có thể đặt mình vào vị trí của người mua hàng để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi “Tại sao?”.
Từ đó thương hiệu sẽ có phương hướng, và dễ dàng hơn trong việc tạo ra những nội dung hay ho tiếp tục kích thích sự quan tâm của nhóm khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên nếu nội dung thương hiệu đưa ra có quá nhiều chữ sẽ khó khiến khách hàng hứng thú và tò mò. Do đó hãy cố gắng giữ cho thông điệp được cân bằng giữa nội dung và hình ảnh bằng cách chia nhỏ nội dung và kết hợp hình ảnh đồ họa sống động.
Ví dụ về chiến dịch quảng bá sản phẩm của thương hiệu thể thao Adidas với thông điệp “Every team needs the spark”

Bức ảnh của Lionel Messi ngay từ ban đầu đã thu hút nhiều nhóm khách hàng mục tiêu – những người đam mê thể thao, đặc biệt là bóng đá.
Màu sắc tương phản của đôi giày và dòng thông điệp đã nhấn mạnh rằng đây là một nội dung quảng cáo giày. Và hình ảnh phát ra “tia lửa” của chiếc giày đã thể hiện ngầm ý hiệu suất nhanh và dòng chú thích cũng mang hình ảnh tương tự.
Điều này đã khiến khách hàng tò mò và muốn xem thực sự dòng sản phẩm này tại sao có thể tạo ra “tia lửa” đó.
-
D – Desire: Khơi dậy mong muốn
Ở giai đoạn kích thích mong muốn này là lúc bạn phải làm cho đối tượng khách hàng mục tiêu tin vào những điều:
– Sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể đem đến lợi ích gì cho khách hàng?
– Sản phẩm, dịch vụ của bạn có phải là thứ cần thiết để họ phải có khi muốn giải quyết những vấn đề của bản thân?
Hãy nhấn mạnh và làm nổi bật những tính năng, điểm mạnh mà sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Nó có gì vượt trội hơn những đối thủ cùng ngành.
Khi bạn đã đánh thức nhu cầu hay nỗi đau tiềm ẩn bên trong, họ cũng sẽ dần dần bắt đầu hình thành nên pain point – chìa khóa tạo nên sự khao khát sở hữu sản phẩm/dịch vụ.

-
A – Action: Thúc đẩy hành động
Sau khi đã có đầy đủ sự chú ý, sự quan tâm và sự khao khát sở hữu, bước cuối cùng là bạn cần phải có một lời kêu gọi hành động mạnh mẽ kêu gọi khách hàng mua hoặc ít nhất là dùng thử sản phẩm.
Chẳng hạn như Website: Cần bố trí những lời kêu gọi hành động (CTA) ở những vị trí hợp lý, thuận tiện cho khách hàng nhằm tối đa khả năng tạo chuyển đổi. Có thể sử dụng lời kêu gọi hành động trên trang web của mình bằng cách bao gồm một liên kết hướng đối tượng mục tiêu của bạn đến thông tin bổ sung, đăng ký dùng thử miễn phí, tạo tài khoản hoặc giỏ hàng. Thông báo, nhắc nhở các đối tượng khách hàng về các voucher hay phần thưởng đặc biệt trong thời gian giới hạn cũng có thể góp phần giúp thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh chóng,
Các kênh khi áp dụng mô hình AIDA vào Marketing Online
Mô hình AIDA thường được áp dụng khác nhau trong thực tế trong lĩnh vực Marketing và truyền thông, đòi hỏi phải có bước đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ số.
-
ATTENTION
Mục đích chính của giai đoạn này chính là thu hút sự chú ý và gây tò mò và đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.

Kênh được sử dụng:
– Quảng cáo (Google và Social)
– SEO
– Content Marketing
– PR
-
INTEREST
Giai đoạn quan tâm tập trung vào mục tiêu tạo liên kết và kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Các kênh được sử dụng:
– Website
– Content Marketing
– Quảng cáo Google
– Email Marketing
-
DESIRE
Giai đoạn này tập trung vào việc truyền đạt những lợi ích đặc biệt mà thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang lại cho người tiêu dùng.

Kênh được sử dụng:
– Website
– Content marketing
– Social media
– Email marketing
-
ACTION
Đây là giai đoạn tăng chuyển đổi qua phễu khách hàng từ các kênh tiếp thị và truyền thông của thương hiệu.

Các kênh chủ yếu được sử dụng:
– Website
– Content Marketing
– Email Marketing
– Remarketing
Hạn chế của mô hình AIDA:
-
Mô hình AIDA không phù hợp với toàn bộ khách hàng
Một khách hàng tiềm năng có thể rất quan tâm đến sản phẩm của bạn nhưng cuối cùng lại quyết định lựa chọn khác. Họ sẽ không liên lạc lại với bạn cho đến khi lựa chọn khác không đáp ứng được kỳ vọng của họ.
Một tình huống khác mà nó không áp dụng mô hình AIDA là khi ai đó đánh giá cao một sản phẩm trước khi sử dụng nó (trong trường hợp này, khách hàng trải qua giai đoạn Mong muốn và Hành động trước khi Chú ý và Quan tâm).
-
Mô hình AIDA không cần thiết với những trường hợp mua hàng khẩn cấp
Chẳng hạn, nếu một người bạn giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp bạn, họ có thể hành động theo dựa trên sự tin tưởng của lời giới thiệu đó và trực tiếp tiến hành mua hàng, mà không nhất thiết phải đi qua các giai đoạn đầu trong mô hình AIDA hoặc họ có thể đi qua nhưng không theo hành trình mà thương hiệu bạn đã lên kế hoạch.
-
Mô hình AIDA mô tả hành trình mua hàng đơn giản của khách hàng
AIDA cũng có thể giải thích các bước mà một người tiêu dùng thông thường sẽ thực hiện để mua sản phẩm sau khi xem quảng cáo về sản phẩm đó. Tuy nhiên, AIDA dường như đã bỏ qua hoặc đơn giản hóa các lựa chọn khó hơn hoặc có liên quan hơn trong các giai đoạn khác nhau của quy trình mua hàng. Trên thực tế, người tiêu dùng ngày nay có quyền truy cập vào nhiều tài liệu nghiên cứu, so sánh giữa các thương hiệu để đưa ra quyết định.
Tổng Kết
Bất chấp những hạn chế của nó, mô hình AIDA là mô hình đáng tin cậy để hiểu khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ hành động. Áp dụng nó vào chiến lược truyền thông của bạn sẽ cho phép bạn tận dụng một công thức đã được thử nghiệm hiệu quả để có thể thu hút, thuyết phục và chuyển đổi khán giả thành khách hàng một cách thành công.
Hy vọng qua bài viết từ Onlead có thể giúp bạn hiểu rõ mô hình AIDA là gì cũng như giúp ích cho doanh nghiệp bạn trong việc thu hút khách hàng mang lại kết quả cao cho doanh nghiệp!