Dưới sự bùng nổ công nghệ hiện nay, Zalo Marketing trở thành một phương thức tiếp thị phổ biến đối với các doanh nghiệp. Cùng Onlead tìm hiểu về Zalo Marketing là gì và cách để thực hiện Zalo Marketing hiệu quả.
Zalo là một ứng dụng kết nối người dùng đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Zalo Marketing cũng tương tự như sms marketing hoặc email marketing, giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Tìm hiểu kỹ hơn về những gì một chiến dịch Zalo Marketing có thể mang lại cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Zalo Marketing là gì?

Để hiểu được Zalo Marketing là gì, đầu tiên Onlead sẽ giải thích zalo là gì. Zalo là một nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng nhắn tin, trò chuyện và đăng tải dòng trạng thái cảm xúc. Đây là nền tảng ứng dụng được phát triển bởi VNG, một công ty thuộc về lĩnh vực công nghệ của Việt Nam, được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam chỉ xếp sau facebook, vì vậy đây là cơ hội đối với các doanh nghiệp để kết nối với người dùng.
Zalo Marketing là tổng hợp các cách thức sử dụng nền tảng Zalo để thực hiện các chiến dịch online marketing của doanh nghiệp nhằm mang lại lợi nhuận trong kinh doanh, như tìm kiếm khách hàng mới, tiếp cận khách hàng mục tiêu, quảng bá và thúc đẩy nhận thức về sản phẩm, thương hiệu…
Zalo Marketing cho phép doanh nghiệp kết nối trực tiếp 1 – 1 với những khách hàng tiềm năng. Tương tự như facebook marketing hay instagram marketing, Zalo Marketing giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách giữa người bán và người mua. Không chỉ có một chiều từ doanh nghiệp đến khách hàng, ngược lại, người dùng cũng có thể phản hồi lại doanh nghiệp.
Phân loại Zalo Marketing

Hiện nay, trên thị trường đang có 4 xu hướng để tiếp thị khách hàng qua nền tảng Zalo, bao gồm Zalo Marketing qua tài khoản cá nhân, Zalo Marketing qua official account, Zalo Marketing bằng dịch vụ quảng cáo và Zalo Marketing hỗn hơp.
Zalo Marketing bằng tài khoản cá nhân
Các hoạt động Zalo Marketing được thực hiện bởi các tài khoản cá nhân do chính doanh nghiệp của bạn lập ra thông qua số điện thoại di động của mình. Khi sử dụng tài khoản cá nhân để marketing, bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như gửi tin nhắn, kết bạn, tham gia nhóm chat hoặc cập nhật khoảnh khắc…
Các hoạt động marketing mà bạn có thể triển khai trên nền tảng của zalo như:
Tìm kiếm khách hàng mới, kết nối với khách hàng dựa vào việc kết bạn qua dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp, tham gia vào các hội nhóm chat trên zalo để quảng bá sản phẩm của bạn.
Doanh nghiệp có thể chia sẻ khoảnh khắc trên zalo để giới thiệu thương hiệu, sản phẩm dịch vụ mới của công ty mà từ đó, kết nối với các khách hàng.
Duy trì quan hệ với các khách hàng cũ thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng như nhắn tin vào dịp sinh nhật, lễ Tết, các chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng thân thiết…
Tăng tính nhận diện thương hiệu thông qua tính năng cập nhật khoảnh khắc trên zalo.
Zalo Marketing trên official account
Tiếp thị khách hàng thông qua tài khoản chính thức của một doanh nghiệp hoặc công ty vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp vừa không làm ảnh hưởng đến khách hàng.
Bạn có thể tạo tài khoản doanh nghiệp bằng tài khoản cá nhân, sau đó tạo cửa hàng, bán sản phẩm và giao tiếp với khách hàng mà không làm ảnh hưởng đến người dùng zalo.
Zalo ads – chạy quảng cáo trên zalo
Doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện chiến dịch chạy ads để tiếp cận với người dùng zalo bằng các hình thức quảng cáo trên nền tảng này. Tùy vào mục đích khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức quảng cáo sau:
- Quảng cáo zalo OA: tăng lượt xuất hiện củ tài khoản official
- Quảng cáo website: sử dụng landing page để đưa khách hàng đến thương hiệu của doanh nghiệp
- Quảng cáo zalo form: thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng
- Quảng cáo video: tăng tỉ lệ chuyển đổi trong khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu
- Quảng cáo sản phẩm: tăng lượng hiển thị với khách hàng và thuận tiện mua ngay khi thấy quảng cáo
Zalo Marketing hỗn hợp
Doanh nghiệp của bạn có một nguồn kinh phí dồi dào để thực hiện một chiến dịch Zalo Marketing hiệu quả, bạn có thể kết hợp các phương pháp tiếp thị lại với nhau trên nền tảng này. Tùy thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp để quyết định nội dung và phương pháp thực hiện Zalo Marketing.
Tại sao nên sử dụng Zalo Marketing trong tiếp thị khách hàng?

Tăng tỉ lệ chuyển đổi trong khách hàng
Zalo đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, vì vậy Zalo Marketing có thể là một cơ hội rộng lớn để các doanh nghiệp thu hút các khách hàng tiềm năng lớn. Tỉ lệ chuyển đổi từ người xem thành khách hàng khi thực hiện zalo Marketing được đánh giá cao.
Với nền tảng zalo, doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối với khách hàng ở bất cứ đâu, chỉ cần có một thiết bị thông minh và internet. Doanh nghiệp cần xây dựng một content marketing phù hợp và hấp dẫn để thu hút được người xem.
Tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu
Vì một tài khoản zalo được lập cần có tên người dùng và số điện thoại cá nhân, nên doanh nghiệp không cần phải lo lắng việc chăm sóc phải người dùng ảo. Từ dữ liệu của công ty, doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng mục tiêu về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…
Hiệu quả chi phí
So với trade marketing hay sms marketing, Zalo Marketing được xem là phương thức tiếp thị có chi phí thấp hơn. Ngoài ra, tiếp thị qua zalo giúp doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng 1 – 1 để tăng độ tin cậy và khẳng định thương hiệu trong nhận thức người dùng.
Làm thế nào để triển khai một chiến lược Zalo Marketing?

Xây dựng hình ảnh và nội dung quảng bá
Hình ảnh và nội dung quảng bá là hai yếu tố cần thiết đến với người xem đầu tiên. Để thu hút sự chú ý của khách hàng dễ dàng thì doanh nghiệp cần thiết phải chú trọng xây dựng hình ảnh và nội dung để gây ấn tượng với khách hàng.
Tận dụng các tài nguyên hỗ trợ của zalo cho doanh nghiệp
Ngoài tính năng nhắn tin, gọi điện, zalo còn sở hữu các tài nguyên phong phú như Zing mp3, Zing TV, Zing News,… Đây là những nền tảng mà doanh nghiệp có thể tận dụng để quảng bá thương hiệu của mình.
Chú trọng việc chăm sóc khách hàng
Tâm lý của khách hàng luôn muốn có một phản hồi nhanh chóng về sản phẩm hoặc thắc mắc của họ. Vì vậy, doanh nghiệp ngoài việc phải tập trung kinh doanh, cần chú ý đến dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi mua hàng.
Cá nhân hóa tin nhắn trên zalo
Sau khi khách hàng kết nối với doanh nghiệp thông qua tài khoản OA, bạn có thể gửi các tin nhắn đến khách hàng về các chương trình khuyến mãi hoặc thông báo sự kiện. Việc cá nhân hóa tin nhắn sẽ giúp bạn tạo ấn tượng đặc biệt cho khách hàng về thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Nên ứng dụng Zalo Marketing vào ngành nào?

Hầu hết các ngành nghề đều cần thiết một chiến lược tiếp thị đến càng nhiều người càng tốt. Zalo Marketing không khó để các doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh và quảng bá trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, một số ngành có thể thu về doanh thu cao khi tiếp thị qua zalo, cũng có những doanh nghiệp không thu được kết quả nào. Vậy ngành nào nên triển khai Zalo Marketing?
Ngành bán lẻ: zalo mang đến sự thuận tiện cho kinh doanh và tiếp thị của các nhà bán lẻ. Ở Zalo, người dùng có thể mua trực tiếp trên tài khoản của doanh nghiệp mà không cần phải chuyển hướng sang một nền tảng khác. Điển hình như các lĩnh vực mua sắm quần áo, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm…
Ngành dịch vụ: các doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố địa lý và dân cư khi phát triển tính năng tìm kiếm khách hàng. Vì vậy, zalo có thể giúp bạn xác định yếu tố cần thiết để có thể tiếp cận khách hàng chính xác hơn.
Ngành bất động sản: đa số người dùng đề ở Việt Nam, vì vậy các công ty bất động sản có thể tìm kiếm khách hàng từ ứng dụng zalo.
Những lưu ý khi triển khai chiến dịch Zalo Marketing

Khi triển khai một chiến dịch Zalo Marketing, doanh nghiệp không thể bỏ qua bất kỳ một yếu tố nào dưới đây:
Phân tích thị trường: phân tích thị trường giúp doanh nghiệp đo lường được những chỉ số phù hợp để triển khai một chiến lược marketing hiệu quả. Doanh nghiệp cần đưa ra được một chiến lược rõ ràng dựa trên những phân tích về thị trường như đối thủ, khách hàng, sản phẩm…
Nội dung: nội dung quảng bá cần làm nổi bật thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Nội dung cần giải quyết được những nhu cầu của khách hàng để thu hút người xem.
Khu vực: zalo cho phép các doanh nghiệp chạy quảng cáo theo từng khu vực địa lý, vì vậy các doanh nghiệp nên tận dụng đúng cách, đúng lúc…
Tổng kết
Bài viết trên Onlead đã tổng hợp tất tần tật kiến thức về Zalo Marketing – một phương thức tiếp thị đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp có thể tham khảo để lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo trên nền tảng zalo ngay bây giờ.