O n l e a d

Kiến thức Marketing

Bí quyết nghiên cứu quảng cáo Facebook và Instagram hiệu quả

Marketer đang tìm kiếm những ý tưởng để cải thiện quảng cáo trên Facebook và Instagram? Hay tò mò những gì đối thủ đang làm? Nghiên cứu chiến dịch quảng cáo trên Facebook, Instagram của đối thủ, cũng như tận dụng điều đó để cải thiện quảng cáo là một trong những cách để tối ưu ads thông minh và nhanh chóng. Ngay bây giờ, cùng Onlead đi tìm hiểu kỹ hơn về bí quyết nghiên cứu quảng cáo trên các nền tảng này nhé!

nghiên cứu quảng cáo trên Facebook và Instagram
Tìm hiểu bí quyết nghiên cứu quảng cáo Facebook và Instagram hiệu quả

1. Nghiên cứu quảng cáo Facebook và Instagram thông qua Thư viện quảng cáo Meta

Marketer có biết rằng có thể xem quảng cáo của bất kỳ trang Facebook hay tài khoản Instagram nào đang chạy trong một khoảng thời gian nhất định bằng cách sử dụng Thư viện quảng cáo Meta? Tại đây, marketer có thể xem bất kỳ quảng cáo của page nào, từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho tới những công ty sẽ phải đối đầu trong tương lai.

6 thứ có thể học được từ Thư viện quảng cáo Meta

Thư viện quảng cáo Meta có thể tiết lộ nhiều thông tin hữu ích về quảng cáo của đối thủ. Ít nhất marketer có thể thấy được hình ảnh, video, nội dung… từ đó có thể dự tính được các tệp phân khúc khách hàng mà đối thủ hoặc các công ty trên thị trường đang nhắm vào.

Đối thủ đang định vị dịch vụ của họ thế nào?

Thư viện quảng cáo cho biết dịch vụ và định vị của đối thủ. Marketer có thể dùng những thông tin này để hiểu cách đối thủ đang phát triển và sử dụng cho dịch vụ của mình.

Ví dụ, đối thủ đang có khuyến mãi nào không? Lưu ý thông tin đó khi lên kế hoạch bán hàng hoặc ưu đãi. Hay có đối thủ nào khác đang đẩy mạnh thu hút khách hàng? Họ có thể đang xây dựng danh sách email để tiếp thị trực tiếp tới khách hàng – leads campaign.

Nền tảng nào đối thủ đang sử dụng?

Các công ty khác trong ngành chủ yếu quảng cáo trên Facebook? Hay họ chỉ tập trung quảng cáo trên Instagram? Còn về Messenger hoặc Audience Network thì sao?

Thư viện quảng cáo hiển thị các nền tảng mà mỗi quảng cáo đang chạy để biết đối thủ cạnh tranh đang sử dụng nền tảng nào. Ví dụ nếu các doanh nghiệp cạnh tranh với bạn chủ yếu sử dụng Instagram, marketer có thể cân nhắc thử nghiệm một số chiến dịch dành riêng cho Instagram.

Câu kêu gọi hành động (CTA) nào được đối thủ sử dụng?

Thư viện quảng cáo Meta hiển thị toàn bộ nội dung quảng cáo, bao gồm cả lời kêu gọi hành động (CTA). Marketer cũng có thể xem tiêu đề, nội dung hoặc cách dùng CTA thúc đẩy hành động.

Nguồn: FB Ad California Fitness & Yoga Centers Vietnam

Bạn có xu hướng sử dụng CTA giống nhau cho mọi quảng cáo trên Facebook và Instagram không? Với những thông tin này, marketer có thể tìm thấy cảm hứng để thử một điều gì đó khác biệt, hoặc sử dụng những CTA hiệu quả hơn nhờ gợi ý trực tiếp từ đối thủ.

Cách đối thủ xây dựng landing page như thế nào?

Landing page không phải lúc nào cũng hiển thị khi tìm kiếm hay điều hướng từ website của đối thủ. Do đó chúng khó tìm và đánh giá.

Có một cách dễ hơn là có thể ấn vào link trong nội dung ở Thư viện quảng cáo để vào thẳng landing page của đối thủ (nếu họ cài landing page là trang đích của quảng cáo). Nhờ thế, marketer có nhiều insight hơn về dịch vụ họ đang cung cấp và cách họ xây phễu bán hàng.

Xem xét cách các thương hiệu lớn trên thị trường xây dựng landing page và phễu cũng là cách nhanh chóng nhất để học hỏi và ứng dụng ngay lập tức cho doanh nghiệp của bạn.

Hình thức sáng tạo nào đối thủ đang sử dụng?

Từ video và hình ảnh tới đồ hoạ và chữ, Thư viện quảng cáo tiết lộ tất cả hình thức sáng tạo mà đối thủ sử dụng. Marketer có thể thấy hình thức sáng tạo nào được ưa chuộng hơn và liệu họ sử dụng dạng Story hay Reels.

Nguồn: FB Ad Library ACB

Những insight này giúp marketer có thêm ý tưởng để thử nghiệm và tối ưu nhiều dạng sáng tạo. Dựa vào những gì đối thủ đang làm, marketer có thể được truyền cảm hứng để thử nghiệm văn bản hay video với độ dài khác nhau để cải thiện kết quả chiến dịch.

Đối thủ cạnh tranh đang kết hợp với đối tác nào?

Nếu đối thủ đang quảng cáo qua một đối tác có tên tuổi, Thư viện quảng cáo sẽ hiển thị cả hai bên ở đầu quảng cáo. Marketer có thể sử dụng thông tin chi tiết này để lấy ý tưởng về đối tác hoặc những người có ảnh hưởng và cải thiện kết quả chiến dịch của mình.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là thông tin tham khảo, lựa chọn đối tác phù hợp sẽ là câu chuyện về yếu tố hoà hợp cũng như việc thống nhất được về cách làm việc của hai bên. Một phần nữa là phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chi trả và ngân sách dành cho chiến dịch của bạn.

Cách truy cập Thư viện quảng cáo của Meta

Cách nhanh nhất là tìm kiếm từ khoá “Facebook Ads Library”, tìm kiếm sẽ đưa bạn đến trang thư viện của Meta: www.facebook.com/ads/library/. Sau đó sử dụng thanh tìm kiếm để xem bất kỳ doanh nghiệp hoặc từ khoá nào.

Nguồn: FB Library ad

Nếu tìm kiếm theo từ khoá, marketer sẽ thấy danh sách các quảng cáo liên quan, đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Đây là cách hữu ích nếu bạn muốn nghiên cứu một ngành hoặc một chủ đề thay vì một doanh nghiệp cụ thể. Nó cũng có thể hữu ích nếu bạn muốn xem những doanh nghiệp nào khác trong ngành đang quảng cáo.

Kiểm tra Facebook và Instagram Feed để tìm hiểu thêm về việc nhắm mục tiêu quảng cáo của đối thủ cạnh tranh

Nếu muốn truy cập dữ liệu liên quan tới nhắm mục tiêu cho quảng cáo không thuộc danh mục quảng cáo đặc biệt, marketer có thể lấy thông tin từ bảng tin Facebook (Feed). Cần nhớ rằng phương án này khá hữu ích trong trường hợp cần thêm ý tưởng để tiếp cận đối tượng. Nhưng vì cách tiếp cận này phụ thuộc vào thuật toán của Meta nên marketer không thể tìm

kiếm một trang hoặc từ khoá cụ thể.

Mở Facebook trong trình duyệt hoặc sử dụng ứng dụng, lướt Feed Facebook của bạn cho tới khi nhìn thấy một quảng cáo. Nhấn vào ba dấu chấm ở góc trên bên phải của quảng cáo và chọn “Tại sao tôi thấy quảng cáo này?”, marketer sẽ thấy một số tiêu chí nhắm mục tiêu quảng cáo.

Học được gì từ chi tiết nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook

Trong một số trường hợp, marketer sẽ chỉ thấy các thông tin nhắm mục tiêu chung ở như độ tuổi và vị trí. Các thông số này ở mức độ tổng quát để đảm bảo rằng họ không cung cấp insight cụ thể nào mà marketer có thể sử dụng để xây dựng đối tượng mục tiêu của riêng mình.

Nhưng trong các trường hợp khác, marketer có thể lấy ý tưởng từ một số thông tin chi tiết về nhắm quảng cáo để cân nhắc sử dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Ví dụ quảng cáo dưới đây nhắm mục tiêu vào những người đã truy cập vào trang web của nhà quảng cáo hoặc các trang web đối tác của nhà quảng cáo. Nếu marketer đang tìm kiếm những cách để remarketing lại các khách hàng đã vào website của mình thì đây chính là lựa chọn hữu ích cần cân nhắc.

Nguồn: ảnh từ FB

Bạn cũng hiểu được các đối tượng mà các doanh nghiệp khác đang hướng tới. Ví dụ một số quảng cáo đã sử dụng danh sách khách hàng được tải lên. Nếu muốn nhắm mục tiêu bằng quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc bán hàng thì có thể tham khảo cách tiếp cận này.

Các trang khác có thể sử dụng nhóm đối tượng tương tự (lookalike audiences) hoặc nhắm mục tiêu dựa trên các tương tác của người dùng với ứng dụng.

Ví dụ, theo Facebook thì quảng cáo này nhắm đến những người thích quảng cáo online, Agency quảng cáo… Ngoài ra còn do các lựa chọn tương tác cá nhân của bạn mà nhà quảng cáo có thể cài đặt
trong quá trình lên ads.

Nguồn: ảnh chụp FB

Ngoài ra còn rất nhiều lý do marketer có thể nhìn thấy các quảng cáo trên Facebook như: các trang khác có thể sử dụng nhóm đối tượng tương tự (lookalike audiences) hoặc sử dụng danh sách khách hàng tải lên để tạo một tệp quảng cáo cho riêng họ.

Kết luận

Khi marketer xem quảng cáo Facebook và Instagram của đối thủ cạnh tranh, điều quan trọng là đưa mọi dữ liệu vào một bối cảnh chung để xem xét. Một số doanh nghiệp không chạy nhiều quảng cáo trên Facebook hoặc Instagram nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có hoạt động quảng cáo.

Công cụ Search Engine Optimization (Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) và phân tích traffic web có thể cung cấp cho marketer insight đâu là kênh social mang lại nhiều traffic nhất cho đối thủ của bạn và nền tảng quảng cáo nào họ đang sử dụng. Đôi khi chúng cũng có thể tiết lộ cách sáng tạo và từ khoá có ích cho việc nghiên cứu của bạn. Ví dụ, marketer có thể so sánh trang web của mình với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu hoặc nghiên cứu từng đối thủ.

Nếu tò mò về cách một công ty đầu tư vào Facebook và Instagram so với các kênh khác, công cụ như SimilarWeb có thể cho bạn biết tỷ lệ truy cập trang web đến từ kênh social. Nó cũng có thể phân tích sâu hơn về những kênh social khác nhau kéo traffic cho trang web. Bằng cách đó, marketer có thể so sánh giữa Facebook và Instagram so với các kênh khác.

Ví dụ, traffic đến từ social của Facebook có thể tới từ sự kết hợp giữa YouTube, Facebook Messenger, Instagram và một số kênh khác. Tuy nhiên, nếu các kênh social chỉ mang lại 2% tổng traffic của trang web, có nghĩa là phần lớn traffic đến từ các nguồn khác.

Với bối cảnh này, marketer dễ dàng hiểu cách đối thủ đang sử dụng digital ads. Công cụ từ bên thứ ba cũng có thể giúp bạn xác định được chiến lược và mạng lưới quảng cáo mà bạn chưa xem xét tới, giúp bạn tiếp cận một cách toàn diện với paid social và digital ads.

Kết hợp các công cụ miễn phí và trả phí giúp marketer có thể thu thập nhiều dữ liệu về quảng cáo social của đối thủ cạnh tranh. Với thông tin này, marketer có thể điều chỉnh chiến lược quảng cáo của mình, thử nghiệm nhiều quảng cáo hơn, điều chỉnh ngân sách hoặc thậm chí thử nghiệm nền tảng mới.

Bài viết liên quan :
SEO là gì? Sứ mệnh quan trọng của SEO trong xây dựng website

SEO là gì? Sứ mệnh quan trọng của SEO trong xây dựng website

Hiện nay, doanh nghiệp sở hữu cho mình một website không còn là điều quá mới, tuy nhiên website được xây dựng thành công và thu hút khách hàng lại là “nỗi đau” của nhiều chủ doanh nghiệp.  Muốn có website tốt buộc phải đầu tư về SEO, nếu bạn vẫn chưa hiểu SEO là […]

Kiến thức Marketing
Video Marketing là gì? Bất ngờ với sức mạnh của video trong tiếp thị số

Video Marketing là gì? Bất ngờ với sức mạnh của video trong tiếp thị số

Video Marketing là gì? Bạn đã thực sự hiểu về những lợi ích vượt trội mà video Marketing mang lại? Muốn tạo ra một video hay và chất lượng bạn cần phải nắm bắt được xu hướng và quy trình triển khai, thực hiện. Vậy những xu hướng đó là gì? Lợi ích mà nó […]

Kiến thức Marketing
Content Marketing là gì? Tất tần tật về Content Marketing từ A-Z

Content Marketing là gì? Tất tần tật về Content Marketing từ A-Z

Cụm từ “Content Marketing” luôn luôn được nhắc đến trong các chiến lược tiếp thị, thay vì đưa đến khách những miếng “mỡ béo ngậy” thì các doanh nghiệp sẽ dùng content Marketing để truyền tải thông điệp hoặc nội dung phù hợp và có giá trị đến với khách hàng.   Vậy Content Marketing là […]

Kiến thức Marketing
Giải pháp Email Marketing

Giải pháp Email Marketing – Chìa khóa vàng cho sự thành công của các doanh nghiệp

Giải pháp email marketing là tập hợp các biện pháp và công cụ được sử dụng để thiết lập và thực hiện các chiến dịch tiếp thị qua email. Nó bao gồm việc lựa chọn các công cụ email marketing, xây dựng danh sách email mục tiêu, tạo nội dung email, lên kế hoạch và […]

Kiến thức Marketing
Digital Marketing là gì? Sức mạnh vượt trội của Digital Marketing trong thời đại 4.0

Digital Marketing là gì? Sức mạnh vượt trội của Digital Marketing trong thời đại 4.0

Digital Marketing là gì?  Thời đại bùng nổ internet như hiện nay đã khiến Digital Marketing trở thành một phần không thể thiếu của đại đa số các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về định nghĩa, khái niệm lĩnh vực này thì lại có nhiều thông tin lan man, thiếu chính xác. Vì […]

Kiến thức Marketing
Marketing Online là gì? Top 7 kênh tiếp thị của chiến lược Marketing Online đột phá doanh số

Marketing Online là gì? Top 7 kênh tiếp thị của chiến lược Marketing Online đột phá doanh số

Tổng quan về Marketing Online Marketing Online là gì? Marketing Online là gì? Marketing Online hay còn được gọi là Internet Marketing là những hoạt động sử dụng  internet như một công cụ để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đến với […]

Kiến thức Marketing

Thiết kế website bằng WordPress là gì? Lợi ích khó tin của WordPress

Theo thống kê, 43% số website trên thế giới sử dụng WordPress. Vậy tại sao WordPress lại được tin dùng như vậy? Có những lợi ích nào mà việc sử dụng WordPress khi thiết kế website website đem đem lại cho doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của WordPress thông qua bài viết […]

Kiến thức Marketing

[KHUNG GIỜ VÀNG] Đăng Video Lên TikTok Dễ Lên Xu Hướng

Tiktok đang là một trong những nền tảng có số lượng người dùng lớn nhất hiện nay, bên cạnh đó nền tảng này còn là bệ phóng để các doanh nghiệp, thương hiệu quảng bá về dịch vụ và các sản phẩm của mình. Do đó để tối ưu hóa chiến lược marketing của mình, […]

Kiến thức Marketing

9 Công cụ quản lý Instagram marketing chuyên nghiệp tốt nhất

Với sự phát triển của Instagram marketing, doanh nghiệp cần dùng đến những công cụ hỗ trợ để theo dõi các chỉ số và quản lý nội dung đăng tải trên kênh của mình. Cùng Onlead tìm hiểu top 9 công cụ quản lý Instagram marketing miễn phí tốt nhất cho doanh nghiệp.  Tại sao […]

Kiến thức Marketing
Digital Marketing

Digital Marketing: Tổng quan, vai trò và cơ hội nghề nghiệp

Thuật ngữ Digital Marketing bùng nổ mạnh mẽ và ắt hẳn được nhiều người biết đến trong thời hoàng kim của Internet. Ngày càng nhiều doanh nghiệp triển khai Digital Marketing để có thể bám trụ và chiến đấu với thị trường. Digital Marketing cũng mở ra nhiều lĩnh vực và ngành nghề mới cho […]

Kiến thức Marketing
Insight

Insight là gì? 5 tiêu chí cần có cho một Insight tốt

Insight là những sự thật đã luôn tồn tại trong tiềm thức của khách hàng. Tuy nhiên rất khó để các Marketer tìm ra Insight một cách chính xác. Lí do là vì khách hàng thường vô tình hoặc cố ý giấu đi những suy nghĩ thật sự của mình. Hoặc thậm chí chính họ […]

Kiến thức Marketing

Viral marketing là gì? 7 bước tạo chiến dịch Viral marketing hiệu quả

Viral marketing là một cụm từ đang được nhiều người, đặc biệt là chủ các doanh nghiệp hướng đến bởi những lợi ích mà nó mang lại. Cùng Onlead tìm hiểu về Viral marketing trong nội dung dưới đây.  Viral marketing là gì? Viral marketing được dịch sang tiếng Việt là tiếp thị lan truyền, […]

Kiến thức Marketing
Affliate Marketing là gì?

Affliate Marketing là gì? Top 06 hình thức phổ biến

Thời đại Internet bùng nổ đã làm cho ngành Marketing có nhiều chuyển biến mới. Những thuật ngữ mới ra đời để phù hợp với thị trường đang ngày càng trực tuyến hoá. Và thuật ngữ Affiliate Marketing từ lâu đã không còn quá xa lạ khi sự phát triển của thương mại điện tử […]

Kiến thức Marketing
Mục tiêu Marketing

Mục tiêu Marketing là gì? Một số mục tiêu Marketing chuẩn chỉnh

Mục tiêu là sự thể hiện mong muốn và tầm nhìn của một người, trong Marketing cũng vậy. Các Marketer khi biết đặt ra mục tiêu rõ ràng, điều này thể hiện họ là một người có tầm nhìn rộng, không những thế điều này còn giúp họ tự đặt mình vào tư thế sẵn […]

Kiến thức Marketing
Marketing Agency là gì?

Marketing Agency là gì? Lợi ích bất ngờ với sự hỗ trợ của Marketing Agency

Để tăng tính cạnh tranh với trên thị trường, marketing là “móc xích” luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các Marketing Agency xuất hiện ngày càng nhiều. Cùng Onlead tìm hiểu ngay nhé. Marketing Agency là gì?  Marketing Agency được dịch sang tiếng Việt, là công ty […]

Kiến thức Marketing
0962997999