Thuật ngữ Digital Marketing bùng nổ mạnh mẽ và ắt hẳn được nhiều người biết đến trong thời hoàng kim của Internet. Ngày càng nhiều doanh nghiệp triển khai Digital Marketing để có thể bám trụ và chiến đấu với thị trường. Digital Marketing cũng mở ra nhiều lĩnh vực và ngành nghề mới cho con dân mê đắm lĩnh vực Marketing. Hãy cùng Onlead tìm hiểu tổng quan cũng như vai trò và cơ hội nghề nghiệp mà Digital Marketing mang lại với bài viết sau.
Giải nghĩa Digital Marketing
Digital Marketing hay Marketing điện tử là chuỗi các hoạt động Marketing quảng bá, truyền thông, phục vụ nhu cầu và kết nối với khách hàng thông qua sự trợ giúp của Internet và các phương tiện kỹ thuật số.
Digital Marketing được chia thành những nhóm nào?
Digital Marketing sẽ được chia thành 2 nhóm nhỏ với những nền tảng khác nhau phục vụ cho từng mục đích khác nhau. Hai nhóm này là: Online Marketing và Digital Advertising.

Online Marketing sẽ gồm những kênh chính: Website, SEO, Social Media Marketing (Facebook, Instagram, Tik Tok,..), Video Marketing (Youtube, Tik Tok), Email Marketing,…
Digital Advertising sẽ gồm những kênh sau: SMS Marketing và MMS, Tivi, Radio, Digital OOH.
Vai trò của Digital Marketing
Digital Marketing bùng nổ kéo theo muôn vàn cơ hội phát triển hấp dẫn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tiết kiệm chi phí Marketing
Bạn có thể xây dựng một đế chế cho thương hiệu của mình mà không tốn bất cứ chi phí nào trên mọi nền tảng mạng xã hội. Việc quảng cáo trên các trang này còn hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều so với quảng cáo TVC truyền hình truyền thống.
Cơ hội kinh doanh rộng mở
Thị trường không chỉ gói ghém lại trong 1 khu vực hay một quốc gia, thị trường của bạn với Digital Marketing là tất cả mọi người. Việc kinh doanh trên Internet đã giúp các doanh nghiệp chạm đến những tệp khách hàng mới một cách nhanh chóng nhờ tốc độ lan truyền của Internet.
Digital Marketing cũng là cứu cánh cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể rút ngắn khoảng cách trên đường đua so với vô vàn những doanh nghiệp đã xuất hiện từ trước.
Với những tiện lợi nhanh gọn của các công cụ Digital, việc chuyển đổi khách hàng hay hướng hành vi của khách hàng đến mua hàng cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Dễ dàng kết nối, chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi cũng là những lợi ích mà chỉ riêng Digital Marketing mới mang đến cho doanh nghiệp của bạn.
Giúp doanh nghiệp không tụt hậu so với tư tưởng của thị trường
Nhu cầu khách hàng luôn biến hóa khôn lường và dường như họ đang hoạt động chính trong thế giới Online. Do đó, Internet sẽ là người đưa thư nhanh nhất tới doanh nghiệp bạn về những thay đổi của khách hàng.
Thị trường Digital Marketing cũng giúp bạn nắm bắt những xu thế mới của thế giới mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Digital Marketing có những nền tảng chính nào?
Như đã đề cập ở trên, Digital Marketing được chia thành 2 nhóm lớn và mỗi nhóm sẽ có các nền tảng riêng biệt.
Marketing Online
SEO
SEO – viết tắt của Search Engine Optimization, nghĩa tiếng Việt là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Khách hàng luôn tìm kiếm mọi thứ khi họ phát sinh nhu cầu trên Internet, nếu như trang web của bạn nằm trong Top hiển thị của Google thì tỷ lệ khách hàng click vào sẽ cao hơn, từ đó sẽ tạo ra nhiều chuyển đổi và khi đối tượng đã vào “ tròng” thì bạn có thể dễ dàng hướng khách hàng đến những hành vi mong muốn.

SEO cũng được chia làm hai loại:
SEO Onpage: hiểu đơn giản là tập trung tối ưu vào những nguồn lực đang sẵn có trên trang Web của bạn.
SEO Offpage: Ngược lại với SEO Onpage, SEO Offpage tập trung tối ưu các nguồn lực bên ngoài trang Web như backlink,..
Website
Trang Website được ví như bộ quần áo mà doanh nghiệp đang mặc. Website thể hiện bản chất và là nét đặc trưng nhận diện thương hiệu không thể lẫn vào đâu được.

Với xu thế tìm kiếm mọi thứ trên Internet thì Website là công cụ mà các doanh nghiệp không thể không xây dựng, nếu muốn thu hút và nhanh chóng và phủ sóng độ nhận diện thương hiệu.
Website cũng là công cụ cực kỳ tiềm năng cho những chuyển đổi cuối cùng mà doanh nghiệp luôn mong muốn khách hàng thực hiện như đăng ký, mua hàng,…
Việc bạn nhất định phải làm cho trang Web của mình chính là tối từ những chi tiết nhỏ nhất: tốc độ load trang, nội dung truyền tải, hình ảnh, đến thao tác phải thật thuận tiện và mượt mà để cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Social Marketing
Mỗi nền tảng mạng xã hội là một vương quốc với hàng ngàn, hàng triệu dân đang sinh sống. Đây chính là những “mảnh đất màu mỡ” để doanh nghiệp phát tán thương hiệu và thu hút được nhiều khách hàng biết đến và sử dựng sản phẩm và dịch vụ.

Việc xây dựng thương hiệu quả những chia sẻ, những câu chuyện, những chiến dịch với mạng xã hội sẽ tiếp cận được với nhiều người hơn, không hạn chế phạm vi và bạn cũng dễ dàng kết nối, chăm sóc và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Những mạng xã hội đang hot nhất trên thế giới với hàng triệu người dùng mà bạn không nên bỏ qua: Facebook, Instagram, Linkedin, Pinterest+, Snapchat, Twitter
Email Marketing

Điều mà một doanh nghiệp luôn ao ước đạt được nhất để phát triển mạnh mẽ về lâu dài chính là được khách hàng nhớ đến. Email Marketing ngoài với mục đích giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, liên lạc thì còn là công cụ nhắc nhớ khiến khách hàng luôn luôn nhớ đến bạn.
Với một Email Marketing, bạn có thể phân phát nó cho hàng ngàn đối tượng với mức chi phí tiết kiệm. Những Email này cũng sẽ tạo ra những chuyển đổi vô cùng chất lượng và nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp, đỉnh cao trong việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
Nhưng bạn cũng cần lưu ý tránh làm phiền khách hàng bởi những email rác kém chất lượng nếu không muốn bị họ cắt đứt liên lạc mãi mãi.
Video Marketing

Giai đoạn này chính là thời kỳ huy hoàng của Video. Mọi người dần có xu hướng thích xem Video để tiếp nhận thông tin hơn là đọc những bài viết dài dằng dặc. Sự bận rộn cộng với sự khó tính trong nhu cầu giải trí (những thông tin giải trí phải hoàn hảo và đáp ứng cả về nội dung, phần nhìn, phần nghe,..), Video Marketing giúp người dùng có thể tiếp nhận thông tin nhưng vẫn có thể làm được việc khác cùng lúc.
Video Marketing rất dễ Viral, nhận được sự thu hút, quan tâm lớn. Ngoài ra, Video cũng sẽ là phương tiện giúp doanh nghiệp dễ dàng thể hiện cá tính, truyền tải cảm xúc đến đối tượng mục tiêu.
Những nền tảng Video nổi tiếng nhất trong giới Digital Marketing mà bạn không thể bỏ qua: Youtube, Tik Tok,…
Digital Advertising
SMS Marketing và MMS
Hoạt động tiếp thị, giao tiếp nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng vào tin nhắn điện thoại của người dùng. Điều khác nhau duy nhất giữa SMS và MMS là MMS ngoài chứa văn bản thì còn chứa được cả hình ảnh.
Digital OOH
Digital OOH là một nấc phát triển mới của OOH khi có sự giúp sức của công nghệ kỹ thuật số. Những biển quảng cáo DOOH không còn ở trạng thái tĩnh mà thay vào đó chuyển động sinh động với màu sắc sắc nét, mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn cho đối tượng tiếp nhận thông tin so với OOH.
Ngoài ra, Digital Advertising cũng không thể thiếu những công cụ quen thuộc sau: Tivi, Radio,…
Digital Marketing mở ra những cơ hội nghề nghiệp mới
Nguồn nhân lực của Digital Marketing được gọi là Digital Marketer. Ngoài những kiến thức Marketing cơ bản, những Digital Marketer còn phải có những kỹ năng, những hiểu biết về thuật toán, cách thức hoạt động của mỗi công cụ, biết cách phân tích và đo lường hiệu quả,..Do đó mà đây là ngành cần nguồn nhân lực chất lượng, ham học hỏi. Bên cạnh đó thì cơ hội nghề nghiệp mà Digital Marketing mang lại rất lớn với nhiều vị trí công việc khác nhau.
Digital Marketing Manager
Đây chính là người cầm đầu và đảm bảo hoàn thành mục tiêu mà kế hoạch Digital Marketing đã đặt ra. Công việc của họ có thể kể đến là: xây dựng kế hoạch đánh chiếm thế giới Online, duy trì sự sống sót của thương hiệu trên mọi nền tảng trực tuyến. Ngoài ra, họ còn phải làm báo cáo phân tích, thực hiện và theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch.
SEO Specialist
Việc lọt Top trên các trang tìm kiếm là một mục tiêu vô cùng quan trọng. Do đó những chuyên gia SEO sẽ làm các công việc như nghiên cứu từ khóa, tối ưu từ khóa, làm việc với các thuật toán rắc rối, duy trì hiệu suất, và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi ghé thăm Website.
Social Media Marketer
Xây dựng đế chế trên mỗi hành tinh mạng xã hội khác nhau chính là nhiệm vụ chính của Social Media Marketer. Cụ thể, họ cũng cần nghiên cứu thị hiếu, insight khách hàng, xây dựng chiến dịch, kế hoạch hành động để tăng độ nhận diện, tăng tính tương tác và xây dựng mối quan hệ kế nối với khách hàng tiềm năng.
Web Analyst/Data Analyst
Công việc chính của họ sẽ là phân tích hiện trạng, hiệu quả của Website, nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu bằng công cụ phân tích chuyên biệt để giúp tổng thể kế hoạch Digital Marketing nhìn ra được điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức để cải thiện.
Content Marketer
Người làm nội dung quan trọng và cần thiết trong mọi ngóc ngách của Marketing, đặc biệt là với Digital Marketing luôn đòi hỏi sự biến tấu trong các hình thức content đa dạng. Nội dung cũng cần phải tối ưu, đúng người, đúng thời điểm và thể hiện được cá tính riêng của thương hiệu.
Designer
Đây cũng là bộ phận vô cùng quan trọng trong Marketing, đặc biệt là đối với Digital Marketing. Công việc của họ là thiết kế những ấn phẩm nhằm truyền tải thông tin thống nhất với nội dung.
Những người theo đuổi Digital Marketing cần có kỹ năng gì?
Analytics (Phân tích số liệu): Phân tích dữ liệu để hiểu các chỉ số thị trường nhằm mục tiêu nâng cao tác dụng của các chiến dịch có trả tiền và cả chiến dịch không phải trả tiền.
Keyword analysis: Kỹ năng này mô tả kiến thức về nghiên cứu từ khóa và kết hợp chúng với nội dung, chạy Google Adword cộng với hiểu intent người dùng thông qua những truy vấn người dùng.
Content: kỹ năng biến hóa những con chữ sao cho phù hợp, bay bổng, logic cuốn hút người xem ngay từ những dòng đầu tiên.
Lên ý tưởng hình ảnh: Khiếu thẩm mỹ và khả năng diễn đạt qua hình ảnh cũng vô cùng cần thiết. Vì trong lĩnh vực Digital Marketing, hình ảnh, video là các dạng truyền tải thông tin chính yếu và cũng là vũ khí thể hiện dấu ấn riêng của thương hiệu.
Am hiểu về công nghệ: Ngay từ tên gọi Digital Marketing đã thể hiện mối liên quan mật thiết đến công nghệ và các phương tiện kỹ thuật. Vì vậy, am hiểu về công nghệ cũng là một điểm mạnh của Marketer
Kết luận
Bài viết trên là những kiến thức cơ bản giúp bạn hiểu hơn về Digital Marketing. Nếu bạn đang là doanh nghiệp, hy vọng bạn nhìn thấy được vai trò và các kênh không thể bỏ qua khi triển khai Digital Marketing. Còn nếu bạn đang có hứng thú với lĩnh vực này, chúc bạn thông qua bài viết, có thể tìm thấy được một mảng nhỏ mình yêu thích và học hỏi những kỹ năng cần thiết để trở thành Digital Marketer chuyên nghiệp.