Outbound Marketing là một hình thức Marketing đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng ngày này, không mấy ai ca tụng về hiệu quả của hình thức này nữa mà thay vào đó là những lời chê bai. Tại sao lại như vậy? Mời các bạn cùng Onlead đọc tiếp phần sau của bài viết để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên nhé!
Cắt nghĩa thuật ngữ Outbound Marketing
Việc bạn truyền tải một thông điệp, tạo nên một hành động nhắm đến đám đông, làm gián đoạn hành động của họ để tạo sự chú ý mạnh được gọi là Outbound Marketing (Tiếp thị bên ngoài).
Outbound Marketing là phương thức tiếp thị truyền thống, doanh nghiệp sẽ chủ động đi tìm kiếm những đối tượng là khách hàng mục tiêu và gây nên các hành động phiền nhiễu đến họ để có được sự chú ý và đạt được mục đích tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Những công cụ chủ yếu trong Outbound Marketing là:
- OOH
- Cold Calling- tiếp thị quảng bá, bán hàng qua điện thoại
- Phát tờ rơi
- Quảng cáo trên radio, tivi
- Quảng cáo TVC hoặc quảng cáo gián đoạn
- Gửi email bán hàng hàng loạt
Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp khi áp dụng Outbound Marketing
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của Outbound Marketing chính là khả năng tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu qua các phương thức hành động cụ thể.
Việc làm gián đoạn hành động của đối tượng khiến họ tập trung hơn vào hành động tiếp thị và quảng bá của bạn.
Nhược điểm
Không tạo ra chuyển đổi ấn tượng
Mặc dù Outbound có thể thu hút khách hàng mục tiêu nhưng với việc tiếp thị gián đoạn phiền nhiễu khiến khách hàng khó chịu sẽ không mang lại sự chuyển đổi cuối cùng như mong muốn.
Outbound Marketing “ngốn” một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp
Các phương tiện như OOH, TVC truyền hình tốn khá nhiều chi phí Marketing của doanh nghiệp. Với những hình thức còn lại, nếu muốn đạt đến độ phủ sóng rộng lớn thì cũng tiêu tốn rất nhiều nguồn lực của doanh nghiệp.
Chỉ có hiệu quả tức thời
Ngay giai đoạn tiếp thị gián đoạn, bạn có thể có được sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Nhưng sau đó vì không có sự xây dựng mối quan hệ hai chiều, hiệu quả của Outbound chỉ nổi bật ở giai đoạn đầu chiến dịch, sau khi bước đến giai đoạn kết thúc chiến dịch, mọi người sẽ dần cho chúng vào quên lãng.
Khách hàng từ chối và đôi khi khó chịu
Vì chủ yếu là lan truyền thông tin đại trà, không có tính cá nhân hóa, nhiều khi các hoạt động này còn gây phiền nhão nên khách hàng rất hay “bấm next” và có ác cảm mỗi khi nhìn thấy những cách thức Marketing này lặp lại.
Sự kháng lại do những hỗ trợ của công nghệ, kỹ thuật
Khi khách hàng đã bị làm phiền quá nhiều bởi những thông điệp Spam thì ắt hẳn họ sẽ phát sinh nhu cầu không muốn nhận bất cứ thông tin gì từ các hoạt động Outbound. Sự phát triển của công nghệ đã làm nên những tính năng giúp người dùng có thể chặn mail, từ chối nhận cuộc gọi, chặn quảng cáo. Điều này tạo nên một trở ngại vô cùng lớn trong việc thực hiện Outbound Marketing.
Outbound Marketing có những hình thức phổ biến nào?
Hình thức Outbound Sales
Outbound Sales nghe lạ nhưng thật ra đây lại là phương thức tiếp thị bán hàng quen thuộc. Một số công việc trong Outbound Sales có thể kể đến như gọi điện, gửi email giới thiệu sản phẩm dịch vụ, hay là cuộc trò chuyện trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và người mua hàng nhằm mục đích truyền tải thông tin, thông điệp của sản phẩm và dịch vụ đến người nghe.
Hình thức Outbound Call
Với Outbound Call, nhân viên thực hiện các cuộc gọi đến đối tượng mục tiêu có thể là khách hàng tương lai. Hình thức này thường được doanh nghiệp sử dụng với mục đích là để thu thập thông tin giúp cho các công cuộc nghiên cứu, đánh giá, khảo sát thị trường, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, thông báo thông tin.

Outbound Call cũng được chia thành 2 nhóm nhỏ hơn:
Cold calling (cuộc gọi “ lạnh”ngẫu nhiên, chưa quen biết): Thuật ngữ mô tả cho lần đầu tiên bạn gọi điện tới một khách hàng nào đó với mục đích bán hàng hoặc dịch vụ.
Warm calling (Cuộc gọi “ấm” thân mật hơn ): Thuật ngữ mô tả cho những lần gọi tiếp theo xảy ra giữa bạn và khách hàng. Bạn đã từng chủ động gọi hay khách hàng chủ động gọi với mục đích muốn tìm hiểu thông tin. Cuộc gọi giữa bạn với những khách hàng đã từng xay ra giao dịch mua bán cũng được gọi là Warm Calling.
Đối với cả hai hình thức gọi điện trên, để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc thuyết phục họ tin tưởng vào sản phẩm và dịch của bạn thì bạn cần phải chuẩn bị những kịch bản, dự trù sẵn những tình huống lắt léo khách hàng đặt ra và hãy nhớ luôn tôn trọng và nhẹ nhàng với họ.
Quảng cáo truyền hình ( TVC )
Quảng cáo qua màn ảnh TV đã xuất hiện từ rất lâu đời và giai đoạn đầu đây được xem là hình thức tiếp thị hiệu quả. Vì khi ấy, TV là phương tiện giải trí chính mà mọi người đều yêu thích. Đó cũng chính là lý do chi phí quảng cáo cho 1 TVC chưa dài 1 phút vô cùng đắt đỏ mà chỉ riêng những doanh nghiệp “đại gia” mới dám chi.

Nhưng ngày nay, hình thức này có phần bị lãng quên và hết thời bởi sự góp mặt của vô số các phương tiện giải trí nhỏ gọn khác.
Quảng cáo với nền tảng kỹ thuật số
Quảng cáo sẽ không để bạn thoát khỏi chúng! Quảng cáo kỹ thuật số là một bước phát triển mới, một phương pháp thích ứng với thị trường của hình thức quảng cáo truyền hình xưa cũ. Quảng cáo kỹ thuật số xuất hiện phủ khắp cuộc sống Internet. Chúng giúp bạn có chi phí quảng cáo rẻ hơn và thu hút, tiếp cận được nhiều khách hàng mới hơn mọi lúc, mọi nơi.

Hình thức Email Marketing
Email Marketing là hình thức tiếp thị qua email giúp doanh nghiệp dễ dàng đo lường được hiệu quả. Email Marketing là một trong những hình thức hiệu quả của Outbound Marketing vì với chi phí tiết kiệm, bạn có thể tiếp cận được rất nhiều người.

Nhưng nếu việc gửi Email gây phiền nhiễu đến khách hàng dẫn đến hành vi chặn Mail thì doanh nghiệp của bạn sẽ mất cơ hội kết nối với họ vĩnh viễn.
Nền tảng Email cũng ngày càng khó tính trong việc kiểm duyệt để bảo vệ người dùng của chúng, nếu không có kỹ thuật “lách” trong việc viết Email thì toàn bộ thư của bạn sẽ nằm trong mục “Thư rác” cho đến khi bị quên lãng và bị hệ thống tự xóa sổ.
Tại sao Outbound Marketing ngày càng bị “tẩy chay”
Phần nhược điểm của Outbound Marketing cũng đã nếu khá rõ về những “điểm yếu” chí mạng của chúng đối với doanh nghiệp. Những khuyết điểm này đang được thay thế bởi những phương thức Marketing khác hiệu quả hơn, do đó Outbound Marketing đang dần bị “hắt hủi”.

Hành vi và thói quen của khách hàng bỏ xa tính ứng dụng của Outbound Marketing
Khách hàng không còn ưa thích những kiểu tiếp thị một chiều, thay vào đó họ muốn tham gia vào cuộc trò chuyện và mong muốn kiểm soát thông tin cũng như chủ động tiếp nhận thông tin mà mình muốn nhận. Đó là lý do vì sao khách hàng từ chối thẳng thừng những dạng tiếp thị cũ mèm.
Sự thịnh vượng của Internet cũng đưa ra cho khách hàng nhiều cơ hội tìm hiểu và tiếp nhận thông tin một cách thuận tiện và ít tốn kém hơn rất nhiều so với trước đây.
Một khoản chi phí lớn “rời túi” doanh nghiệp khi lựa chọn Outbound
Như đã nhắc đến ở phần Nhược điểm, muốn đạt được hiệu quả tiếp cận rộng lớn, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí và nguồn lực để chi trả cho TVC, OOH, chi phí nhân viên bán hàng, tiếp thị tận nhà,…. Giá cả để vận hành những công cụ trên đến nay vẫn vô cùng đắt đỏ, nhưng hơn hết là không còn phù hợp với thị hiếu và thu về kết quả như mong đợi nên việc đầu tư nhiều vào Outbound giống như việc đang “đốt tiền”.
Không thể tiếp cận vì tính năng bảo vệ quyền riêng tư
Outbound Marketing gây phiền hà đến khách hàng nên bắt buộc các công cụ phải đứng lên bảo vệ quyền riêng tư cho khách hàng. Tin nhắn, cuộc gọi, Email đang dần khó tính trong việc chọn lọc thông tin được phép chạm đến khách hàng.
Sự “tranh sủng” của những hình thức Marketing tối ưu hơn
Mọi khuyết điểm kể trên của Outbound Marketing đều được khắc phục bởi Inbound Marketing. Đây là hình thức Marketing có thể sinh sau đẻ muộn nhưng giúp doanh nghiệp truyền đạt và có được sự chú ý tốt hơn, được lòng người dùng và đặc biệt là tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Inbound Marketing không bị “đánh úp” bởi những chính sách chặn của tin nhắn, điện thoại, email. Với Inbound marketing khách hàng chủ động tìm đến doanh nghiệp thông qua những cơ quan đại diện của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông và nền tảng mạng xã hội.
Đôi nét về Inbound Marketing – hình thức dần thế chỗ Outbound Marketing
Inbound Marketing là hình thức thu hút khách hàng đến với thương hiệu thông qua quá trình thăm dò, điều hướng từ từ. Inbound marketing tạp mối quan hệ dài hạn với khách hàng và đây là mối quan hệ hai chiều.
Inbound sử dụng các công cụ như Content, Blog, SEO, Social Media,… với mục đích tạo nhận thức về thương hiệu và thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Thay vì “gây sự chú ý” đôi khi khó chịu của Outbound, các công ty sử dụng Inbound Marketing tập trung trao đi những giá trị cho khách hàng.

Các bước xây dựng Outbound Marketing hiệu quả
-
Xác định rõ đối tượng mục tiêu muốn truyền tải thông tin
Outbound Marketing tiêu tốn rất nhiều chi phí, vì vậy hãy xác định rõ nhóm đối tượng mục tiêu và các đặc điểm nhân khẩu của họ để tiếp thị đúng người, đúng nơi, đúng thời điểm. Tối ưu tại bước này sẽ giúp chiến lược đạt hiệu quả mà không phung phí tiền bạc.
-
Chọn công cụ triển khai thích hợp
Lựa chọn công cụ thực hiện giúp bạn lên đo lường và đánh giá được hiệu quả. Đối tượng mục tiêu của bạn thích được tiếp cận thông qua hình thức và công cụ nào, hãy tìm hiểu điều đó để tạo nên sự thu hút hiệu quả đến khách hàng mục tiêu.
-
Tạo dựng và truyền tải nội dung giá trị
Việc tiếp thị gián đoạn rất dễ khiến khách hàng khó chịu nếu nếu nội dung không chuẩn chỉnh và có giá trị. Đừng để khách hàng có ấn tượng xấu và lập tức “bấm next” khi thấy tên thương hiệu của bạn trong lần tiếp theo.
-
Sửa soạn kịch bản “đánh gục” mọi tình huống
Một kịch bản tiếp thị hoàn chỉnh thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín x10 của doanh nghiệp với khách hàng. Lên sẵn kịch bản cộng với việc dự trù những tình huống giúp bạn thống nhất trong việc truyền thông và đạt kết quả cao.
Kết luận
Chắc hẳn qua bài viết của Onlead, bạn đã hiểu về Outbound Marketing cũng như tính ứng dụng của chúng trong thời thế kinh doanh hiện nay. Hy vọng, doanh nghiệp của bạn sẽ có những bước đột phá và thu hút được nhiều khách hàng với Outbound hay Inbound Marketing.