Digital Marketing là gì?
Thời đại bùng nổ internet như hiện nay đã khiến Digital Marketing trở thành một phần không thể thiếu của đại đa số các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về định nghĩa, khái niệm lĩnh vực này thì lại có nhiều thông tin lan man, thiếu chính xác. Vì thế, Onlead đã tổng hợp những thông tin và đúc kết chúng để cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ và chính xác nhất về khái niệm Digital Marketing.
Digital Marketing là một nhánh con trong lĩnh vực tiếp thị, tập trung vào việc sử dụng các kênh và công cụ tiếp thị kỹ thuật nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đến khách hàng.
Digital Marketing sử dụng các phương tiện như web, email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và nhiều hình thức khác để xây dựng thương hiệu, tạo dựng mối quan hệ khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Các hình thức Digital Marketing phổ biến hiện nay

Digital Marketing gồm 2 kênh chính:
- Digital online Marketing thông qua internet/electronics
- Digital offline Marketing thông qua electromechanical (các thiết bị điện tử)
Digital Online Marketing là gì?
Digital online Marketing bao gồm 8 kênh sau:
SEM (Search Engine Marketing)
SEM trong Digital Marketing là gì? SEM (Search Engine Marketing) hay còn gọi là Tiếp thị công cụ tìm kiếm là quá trình sử dụng hoạt động quảng cáo để giúp website nằm ở vị trí cao ở kết quả tìm kiếm với mục đích thu hút lượng truy cập và tăng cường sự xuất hiện trực tuyến của doanh nghiệp.
SEM bao gồm SEO (Search Engine Optimization) và quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp (Pay Per Click)
SEO (Search Engine Optimization)
SEO là một lĩnh vực mà nhiều Marketers đã được nghe qua, có thể hiểu rằng SEO là một phương thức trong Digital Marketing. SEO là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đây là quy trình giúp website cải thiện chất lượng và thu hút lượng traffic truy cập thông qua việc tối ưu hóa website và xây dựng những backlink uy tín, để nâng cao thứ hạng xuất hiện của website trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.
SEO gồm 3 loại phổ biến: SEO Onpage, SEO Offpage và SEO Technical.
Content Marketing
Content Marketing hay còn gọi là tiếp thị nội dung là vua trong Digital Marketing, đây là quá trình sản xuất,sáng tạo và phân phối nội dung đến người dùng trực tuyến. Content Marketing giúp thu hút sự chú ý và tạo ra khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Đồng thời giúp tăng nhận thức về thương hiệu, duy trì lòng trung thành khách hàng đối với doanh nghiệp.
Các kênh có thể đóng góp một phần trong chiến lược Content Marketing bao gồm:
- Blog
- Ebook và white papers
- Infographics
- Podcast
Social Media Marketing
Social Media Marketing là một phần không thể thiếu trong Digital Marketing, nó là quá trình sử dụng nền tảng mạng xã hội trực tuyến để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Mỗi nền tảng đều có những đặc điểm và ưu thế riêng, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn nền tảng phù hợp để khai thác và mang lại hiệu quả cao.
Các nền tảng mạng xã hội mà doanh nghiệp sử dụng trong Social media Marketing bao gồm:
- Youtube
- TikTok
- Snapchat
Affiliate Marketing
Một thuật ngữ được nhiều người quan tâm gần đây, đó là Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết). Đây là quá trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua kênh quảng bá trực tuyến của các đối tác.
Affiliate Marketing trong Digital Marketing có thể hiểu là Publisher sẽ là người tìm kiếm khách hàng mua hàng và Advertiser có nhiệm vụ trả tiền hoa hồng cho các Publisher mỗi khi có đơn hàng giao dịch thành công.
Pay – Per – Click (PPC)
PPC là một công cụ khá phổ biến trong chiến lược Digital Marketing mà hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng, đây là hình thức quảng cáo trực tuyến mà doanh nghiệp không cần phải trả tiền cho lượt xem mà chỉ trả tiền cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo. Mục tiêu mà PPC hướng tới là tăng lượng truy cập của web và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
Native advertising
Đây là một hình thức nổi trội trong Digital Marketing mà nó sử dụng email Marketing để gửi, phổ biến thông tin và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Từ đó, tạo sự kết nối giữ khách hàng và thương hiệu, biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành và thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, native advertising còn có một số hình thức khác như:
- Paid Search (Tìm kiếm trả phí)
- In-Feed Ads Units (Quảng cáo giữa các video hiển thị trên cuộn tin trang)
- Recommendation Widgets (Đề xuất bài viết)
- In-Ad with native element unit (IAB Standard) (Quảng cáo chuẩn IAB, chưa nội dung phù hợp với ngữ cảnh mà chúng xuất hiện)
- Promoted Listings (Danh sách khuyến mãi)
Digital Offline Marketing là gì?
Digital Offline Marketing bao gồm:
Enhanced Offline Marketing
Enhanced Offline Marketing hay còn gọi là quảng cáo nâng cao ngoại tuyến, là hình thức quảng cáo truyền thống trong Digital Marketing, không liên quan đến các công cụ Online và nó được sử dụng nhiều trên các thiết bị điện tử ngoài trời.
Các loại hình phổ biến của Enhanced Offline Marketing bao gồm:
- Electronic Billboards
- Point Of Sales Material
- Digital Product Demo
- Digital Product Samples
Radio Marketing
Radio là hình thức Marketing hiệu quả nhất trước khi internet bùng nổ như hiện nay.
Trước đây, Radio rất phổ biến, bạn có thể thường xuyên nghe các quảng cáo được phát trên đài phát thanh phường, xã, hoặc các thiết bị radio khác
Một số hình thức radio phổ biến :
- Quảng cáo trên các đài
- Tài trợ chương trình
Televison Marketing
TV là phương thức quảng cáo nổi tiếng và không bao giờ lỗi thời như Radio. Hầu hết ở mọi nhà, từ trẻ em đến người lớn đều xem truyền hình mỗi ngày. Chi phí quảng cáo truyền hình thường rất đắt vì thế các doanh nghiệp lớn, có ngân sách đầu tư lớn sẽ sử dụng kênh này thường xuyên hơn những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một số hình thức của TV Marketing bao gồm:
- Quảng cáo truyền hình
- Tài trợ chương trình
Mobile Marketing
Kênh phát triển và có độ phủ sóng cao trong Digital Offline Marketing là Mobile Marketing. Các loại hình phổ biến của quảng cáo trên điện thoại là:
- Cold calling
- SMS marketing
- QR code
Vai trò Digital Marketing trong doanh nghiệp

Thời kỳ chuyển đổi số đã khiến Digital Marketing trở thành chìa khóa thành công cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn khẳng định vị thế và thống lĩnh thị trường. Việc doanh nghiệp có cho mình một chiến lược Digital Marketing cụ thể và sáng tạo là rất quan trọng để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh một cách nhanh chóng.
Các vai trò quan trọng của chiến lược Digital Marketing trong doanh nghiệp:
Tạo sân chơi cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp
Digital Marketing mang lại môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp khi quảng cáo thương hiệu trên môi trường online. Không còn giống như trước đây, chỉ có doanh nghiệp lớn, ngân sách nhiều thì mới có thể nắm bắt và áp dụng Digital Marketing vào kinh doanh.
Hiện nay, chiến lược Digital Marketing được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm. Bởi vì đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp này có thể phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường.
Tối ưu hóa thời gian và chi phí
Quảng cáo bằng Digital Marketing vừa giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vừa mang lại hiệu quả cao so với quảng cáo truyền thống. Gatner – báo cáo mới nhất về quảng cáo đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp tiết kiệm được 40% chi phí khi quảng cáo online và khoảng 28% doanh nghiệp sẽ chuyển từ quảng cáo truyền thống sang quảng cáo Digital Marketing.
Tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng trung thành
Một trong những vai trò của chiến lược Digital Marketing là quảng bá thương hiệu và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Từ đó, chuyển đổi khách hàng mục tiêu thành khách hàng trung thành thương hiệu.
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thường đo lường thông qua tỷ lệ bán hàng, giao dịch, người đăng ký, khách hàng tiềm năng,… Nếu không có tỷ lệ chuyển đổi thì những chi phí, công sức bạn bỏ ra cho quảng cáo đều trở nên vô nghĩa.
Thúc đẩy doanh thu, đột phá doanh số
Tất cả các doanh nghiệp đều có một mục tiêu chung đó là doanh thu và Digital Marketing là một công cụ hiệu quả để đạt được mục tiêu đó. Tiếp thị trên môi trường online đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp thỏa sức kinh doanh và tìm kiếm khách hàng về cho mình.
Các chiến lược trong Digital luôn hoạch định ra những mục tiêu, kế hoạch cụ thể giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và rút ngắn thời gian, tối ưu chi phí để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận và doanh số cao.
Digital Marketing và Online Marketing khác nhau như thế nào?
Nội dung | Digital Marketing | Online Marketing |
Định nghĩa | Là một thuật ngữ mang tính tổng quan, sử dụng các công nghệ kỹ thuật số bao gồm thiết bị và nền tảng trực tuyến để PR, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu đến người dùng | Là một nhánh con trong Digital Marketing, Online Marketing được nhận biết ngay hành động khi tương tác. |
Đặc điểm | Có thể có hoặc không internet, Digital bao gồm nhiều Kỹ thuật tiếp thị khác nhau | Yêu cầu kết nối Internet |
Ví dụ | Không yêu cầu có Internet: Content, quảng cáo OOH, Mobile Marketing,…
Yêu cầu Internet: Các hoạt động quảng bá của Marketing Online |
SEO, SEM, Social Media Marketing, PPC,… |
Kết
Digital Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động trên môi trường trực tuyến nên không thể tránh khỏi có nhiều thay đổi liên tục trong chiến lược Digital Marketing. Để có thể nắm bắt kịp thời và ứng dụng nhanh chóng, bạn hãy theo dõi Onlead, chúng tôi luôn cập nhật những tin tức mới nhất mà nó sẽ rất hữu ích cho bạn!