Starbucks đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2013, tuy nhiên sau hơn 10 năm hoạt động hệ thống cửa hàng của đế chế cà phê này vẫn chưa đạt đến con số 100. Vậy tại sao với một nước có văn hóa cà phê như Việt Nam, Starbucks lại bị “Flop” đến thế?

Starbucks – Thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới
Starbucks không còn là thương hiệu xa lạ đối với những người đam mê thức uống cà phê. Tính đến thời điểm hiện tại, Starbucks đã có hơn 30.000 cửa hàng trải khắp 75 quốc gia trên thế giới. Bằng những chiến lược kinh doanh hiệu quả của mình, thương hiệu này thu về hàng tỷ USD mỗi năm.

Khách hàng tìm đến Starbucks không chỉ vì cà phê mà còn vì những giá trị khác mà thương hiệu này mang lại như sự thư giãn, không gian được thiết kế hướng đến sự ấm áp nhưng vẫn toát lên phong cách hiện đại hay đơn giản là khách hàng cảm thấy mình đẳng cấp hơn khi lựa chọn thương hiệu này.
Lý do khiến Starbucks bị “Flop” tại Việt Nam
Bước vào thị trường tiềm năng vốn mang văn hóa cà phê lâu đời như Việt Nam – Starbucks được nhận định sẽ CÀN QUÉT thị trường nhanh trong khoảng thời gian ngắn.

Thế nhưng hiện tại theo CNBC – kênh tin tức kinh doanh truyền hình trả tiền của Mỹ đã từng viết, Starbucks thành công khắp thế giới nhưng chỉ chiếm chưa tới 3% thị phần cafe ở Việt Nam. Đây được xem là sự bất ngờ lớn và chưa từng xảy ra với thương hiệu cà phê nổi tiếng này.
Vậy tại sao đế chế lớn với hơn 30.000 cửa hàng khắp ngóc ngách trên khắp thế giới lại “chật vật” khi mở rộng ở thị trường có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam?

Starbucks đã không thể chinh phục và lấn át thị trường cà phê ở Việt Nam bởi cà phê Việt vốn có bản sắc riêng, phù hợp với văn hóa người việt. Rất nhiều khách hàng thích cà phê đen, và rất quen thuộc với mùi vị đậm đà cùng lượng caffeine đậm đặc. Do đó với Starbucks họ cảm thấy KHÔNG ĐÃ.
Người việt chuộng đồ uống loại cà phê ủ bằng hạt Robusta, có vị đắng hơn, ngon hơn và hàm lượng Caffeine cao hơn hạt Arabica. Đặc biệt loại hạt Robusta có giá rẻ hơn nên nó phổ biến đến nỗi chiếm đến 97% có mặt tại các quán vỉa hè, và thường có giá chưa tới 1$.
Bên cạnh đó khi lựa chọn một quán cafe nhỏ hơn hay các thương hiệu ở Việt Nam, người thưởng thức còn được trải nghiệm các dịch vụ đi kèm khác như đánh giày, không gian rộng rãi, sử dụng wifi miễn phí với giá thành tốt hơn rất nhiều so với Starbucks.

Người Việt Nam có quá nhiều lựa chọn địa phương để thưởng thức cà phê. Thị trường phân chia rất đa dạng, có tới hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn quán cà phê kinh doanh gia đình, quán vỉa hè đến quán cửa hàng bán cà phê.
Để khắc phục vấn đề tiếp cận khách hàng ở Việt Nam, Starbucks cũng đã đẩy mạnh bán online trên nền tảng giao hàng trực tuyến như Shopee Food hay Grab. Đồng thời, Starbucks cũng mở gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử như Lazada hay Shopee để tập trung bán các sản phẩm đi kèm như cốc, bình đựng nước, túi vải…
Có thể thấy dù chưa thật sự bùng nổ, nhưng Starbucks đã đạt được những thành công nhất định tại thị trường Việt Nam. Trước đó, nhiều chuỗi cafe ngoại rất nổi tiếng nhưng đã sớm phải nói lời dừng cuộc chơi.
Nhìn chung để tiếp cận và mở rộng thị trường ở một quốc gia nào đó, thương hiệu nổi tiếng là chưa đủ. Thay vào đó, cần phải tìm hiểu chi tiết về văn hóa, thói quen, cũng như mong muốn của khách hàng tại địa điểm kinh doanh. Để biết thêm về các chiến lược Marketing nổi tiếng khác, hãy theo dõi Onlead để không bỏ lỡ thông tin nào nhé!