Oreo được xem là thương hiệu bánh quy kẹp kem nổi tiếng và thành công nhất tính đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, ít người biết rằng thương hiệu này từng bị coi là “kẻ mạo danh” trên thị trường. Để biết chi tiết hơn về sự kiện này, cùng Onlead đi tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Tại sao Oreo lại có cái mác là “kẻ mạo danh”?
Oreo từ lâu đã là loại bánh quy kẹp kem “thống trị” trên thị trường và được ca ngợi là “thương hiệu bánh quy bán chạy nhất thế kỷ 21”. Thế nhưng có một sự thật chắc chắn sẽ khiến fans của Oreo ngơ ngác bật ngửa: Thương hiệu này từng bị coi là “kẻ bắt chước”, dù được tạo ra cách đây 100 năm nhưng Oreo trên thực tế vẫn không phải là loại bánh quy kẹp kem đầu tiên được tung ra thị trường.
“Bản gốc” mang tên Hydrox do công ty Sunshine Biscuits sản xuất năm 1908, giống với Oreo đều là những chiếc bánh socola kẹp kem trắng ở giữa, bề mặt có hoa văn và tên thương hiệu. Chính vì thế, sự xuất hiện của Oreo khiến Hydrox phải dè chừng và lên tiếng để lôi kéo khách hàng về phía mình.

Nhận thấy tiềm năng và sự phát triển nhanh chóng của Oreo, Hydrox đã ra sức cảnh báo khách hàng về “kẻ mạo danh” mang tên Oreo, nhằm mục đích khiến người dùng tẩy chay Oreo và trung thành với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, Hydrox đã thất bại trong việc thuyết phục khách hàng và trở thành “kẻ thua cuộc”.
Cuộc cạnh tranh của Oreo và Hydrox căng thẳng như thế nào?
Cuộc chiến giữa Oreo và Hydrox có thể ví như Coca-Cola và Pepsi phiên bản Cookie. Hydrox đã dùng tất cả mọi cách để khiến khách hàng quay lưng với Oreo, nhưng dù cho có bị chà đạp đến đâu, với sự cải tiến trong thiết kế và các chiến dịch marketing hiệu quả cộng với việc tăng giá, doanh số bán hàng của Oreo vẫn tăng trưởng mạnh vào giữa những năm 1950.
Kết quả là Sunshine thất bại và Hydrox bị rơi vào lãng quên. Ngay cả khi về tay một công ty thực phẩm lớn khác và đổi tên sản phẩm thành Droxies, những chiếc bánh Hydrox tội nghiệp vẫn gần như không bán được trên thị trường. Trong khi đó, Oreo lại “làm mưa làm gió” với hàng loạt đổi mới qua các năm, bao gồm vị mới hay kết hợp với một số thương hiệu nổi tiếng như McDonald’s, Double Stuf và Supreme.

Đỉnh điểm cuộc chiến nổ ra vào tháng 8/2018 khi Leaf Brand đệ đơn kiện Mondelez International về những tổn thất và doanh thu của thương hiệu và họ đòi số tiền bồi thường lên đến 800 triệu USD.
Được biết, sở dĩ có vụ kiện này là vì Hydrox cho rằng các sản phẩm của công ty họ bị đặt sai vị trí và nằm khuất sau những sản phẩm khác đến mức không thể thấy được thương hiệu sản phẩm. Đồng thời, Hyrox cũng đã đăng tải những hình ảnh lên FB để minh chứng cho những lời nói của mình.
Tuy nhiên, những cáo buộc của Hydrox đã nhanh chóng bị bác bỏ và Mondelez International đã đưa ra phản hồi rằng: “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ phản ánh nào về sự việc này, nhưng chúng tôi tin rằng lời buộc tội này là không có giá trị. Oreo là một thương hiệu mang tính biểu tượng, với bề dày lịch sử đáng tự hào trong việc cung cấp các sản phẩm có hương vị tuyệt vời đến với người tiêu dùng trong hơn một thế kỷ.”

Có gì khác nhau trong hương vị của Oreo và Hydrox?
Để nhận định Oreo có thật sự là “kẻ mạo danh” như những gì Hydrox đã nói hay không, chúng ta cần phải so sánh hương vị của 2 loại bánh cookie này. Theo nhận xét từ nhiều người dùng trên thế giới cho rằng: “Cookie Oreo thì có phần vỏ hơi đắng và có “ít vị cacao”, còn phần kem thì có vị hơi ngọt gắt, trong khi đó hương vị phần vỏ bánh Hydrox đậm vị cacao hơn, lớp kem cũng mịn và ít ngọt hơn.”
Có thể thấy, hương vị của 2 thương hiệu bánh này có phần khác nhau. Chính vì thế sẽ không thể công nhận hoàn toàn rằng Oreo đang mạo danh Hydrox như lời đồn.

Sự trở lại của Hydrox và kết quả cuộc chiến
Sau nhiều lần cố quay trở lại, một số chiến dịch vẫn mang lại thành công cho Hydrox nhưng dù vậy những con số đó vẫn bị Oreo thắng áp đảo trên thị trường. Với sự ủng hộ của các fan, có vẻ như cuộc chiến bánh quy giữa hai thương hiệu sẽ còn kéo dài thêm nhiều năm nữa dù phần thắng gần như luôn nghiêng về phía Oreo.