Marketing trực tiếp là gì? Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy hình thức marketing trực tiếp luôn xuất hiện xung quanh chúng ta. Tuy marketing không còn là hình thức quá mới mẻ trên thị trường Việt Nam, nhưng thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc áp dụng nó.
Vậy marketing trực tiếp là gì? Công cụ marketing trực tiếp nào phù hợp nhất với doanh nghiệp bạn? Hãy để Onlead giúp bạn giải đáp thông qua bài viết này nhé!
Định nghĩa marketing trực tiếp?
Marketing trực tiếp (tiếng Anh là Direct Marketing), là một hệ thống các hoạt động được các công ty sử dụng để tiếp cận, thu hút và theo dõi khách hàng một cách trực tiếp.
Sử dụng dữ liệu khách hàng và thông tin có sẵn, ví dụ địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ để tìm cách thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Direct Marketing được chia thành 2 nhóm công cụ chính:
- Nhóm truyền thống: Tiếp thị tận nhà (Door to door marketing), Thư trực tiếp (Direct mail) – postcard, Brochure/Catalogue (Mail order), Phiếu giảm giá (Coupon), Tiếp thị từ xa (Telemarketing), Bản tin (Newsletter), Quảng cáo phúc đáp (Direct Response Advertising).
- Nhóm công cụ hiện đại: Gửi tin nhắn (SMS Marketing), Mạng xã hội (Social Media, Email Marketing)

Tầm quan trọng của Direct Marketing
Marketing trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp giao tiếp trực tiếp với khách hàng mà không qua trung gian.
- Thu thập dữ liệu người dùng bao gồm email, số điện thoại, địa chỉ để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sau bán hàng.
- Xây cơ sở dữ liệu về khách hàng. Thông tin của khách hàng sẽ được các Marketer thu thập để phân tích, đánh giá và lập kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị trong tương lai.
- Các hoạt động marketing trực tiếp thường xuyên làm cho việc giao tiếp với người tiêu dùng trở nên đơn giản hơn. Kết quả là các nhà tiếp thị có thể nhanh chóng xác định người dùng nào quan tâm, chia sẻ hoặc mua các mặt hàng hoặc dịch vụ.
- Tiếp thị trực tiếp xuất hiện ở mọi nơi. Thông qua Group, Fanpage, Zalo page, Messenger, email, số điện thoại,.. nơi doanh nghiệp và khách hàng có thể dễ dàng liên lạc với nhau.

Điểm mạnh và điểm yếu của Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp tuy có nhiều ưu điểm, nhưng nó vẫn còn một số mặt hạn chế. Cùng Onlead tìm hiểu nhé!
Điểm mạnh:
- Chia thành từng nhóm, từng phân khúc khách hàng mục tiêu. Có thể được chia nhỏ theo các yếu tố như tỷ lệ mua ô tô gần đây, số người có sinh nhật hàng tháng và tỷ lệ khách du lịch thường xuyên,.. Danh sách này cũng có thể được chia theo các yếu tố như tuổi tác, địa điểm, giới tính, sở thích, hành động và nghề nghiệp.
- Marketing trực tiếp cho phép tối ưu hóa thông điệp cho từng nhóm khách hàng mục tiêu.
- So với các phương thức khác, marketing trực tiếp mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn.
- Khả năng đo lường, đánh giá chính xác và giải quyết kịp thời các ý kiến của người tiêu dùng.
- Có thể chạy thử nghiệm trên nhiều nhóm khách hàng khác nhau để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến lược marketing.
- Khoảng cách gần hơn: Vị trí không còn là mối quan tâm duy nhất. Do có Internet, khoảng cách đã được rút ngắn và các đối tác giờ đây có thể gặp nhau ảo mà không cần biết họ ở gần hay xa nhau. Điều này cho phép nhiều người mua và người bán loại bỏ những khâu trung gian truyền thống.
- Tiếp thị toàn cầu: Internet giúp các nhà tiếp thị dễ dàng tiếp cận thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Đây là điều mà phần lớn các phương tiện marketing thường không thể làm được.
- Cắt giảm thời gian: Thời gian không còn là vấn đề quan trọng nữa. Các nhà tiếp thị có thể truy xuất thu thập nội dung cũng như giao dịch với khách hàng 24/7.
- Chi phí thấp hơn: Tiền sẽ không còn là gánh nặng với các doanh nghiệp nữa. Truyền thông online có khả năng thành công gấp đôi chỉ với 1/10 chi phí thông thường.

Điểm yếu:
- Nhiều công ty chọn cách mua data khách hàng, sau đó gửi thư spam, gọi điện spam. Nên nhiều người tiêu dùng từ chối nhận thư quảng cáo, email và marketing qua điện thoại,..
- Độ uy tín của khách hàng không có tính xác thực nếu không được cập nhật thường xuyên.
- Khách hàng không nhận tư vấn qua điện thoại và chặn cuộc gọi

Lý do nên áp dụng Marketing trực tiếp
Tại sao nên sử dụng marketing trực tiếp? Phương thức này đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Đối với Khách hàng (Người mua)
Với sự thịnh hành vượt trội của Internet hiện nay, việc mua hàng thông qua website hay thư điện tử cực kỳ tiện lợi và dễ dàng đối với người tiêu dùng. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, cũng như rút ngắn thời gian chốt đơn khi có thể lựa chọn sản phẩm tại nhà, nơi làm việc,.. bất kỳ nơi đâu mà không phải cần tới tận cửa hàng.
Thay vào đó là họ được tư vấn trực tiếp, nhanh chóng về các sản phẩm dịch vụ mà mình thích thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng của các thương hiệu.
Đối với người bán
- Dễ dàng xác định khách hàng tiềm năng nhờ lịch sử mua hàng trên hệ thống
- Tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa thương hiệu với nhiều người tiêu dùng cùng lúc và liên tục.
- Có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng vào nhiều thời điểm phù hợp và sẽ được chào đón nhiều hơn.
- Thông qua marketing trực tiếp các Marketers có thể thử nghiệm và thay đổi về cách quảng cáo, tiêu đề, giá, ích lợi,… dựa trên các chỉ số để đạt kết quả tiếp thị tốt nhất.
- Đối thủ cùng ngành không biết được những kế hoạch tiếp cận khách hàng của thương hiệu bạn để bắt chước.
- Đánh giá được đạt kết quả tốt vì có khả năng đo lường được mức độ yêu thích và giận dữ của khách hàng.
06 công cụ Marketing Trực Tiếp phổ biến
Có rất nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp khi thực hiện Marketing trực tiếp. Dưới đây là 06 công cụ phổ biến mà Onlead gợi ý bạn:
Telemarketing (Marketing qua điện thoại)
Đây là hình thức liên quan đến việc liên hệ khách hàng tiềm năng thông qua số điện thoại nhằm mục đích bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó có thể tạo ra khách hàng tiềm năng mới với số lượng lớn.
Tuy nhiên, để khớp hồ sơ khách hàng với hồ sơ sản phẩm và đạt được thành công trong tiếp thị qua điện thoại, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sử dụng dữ liệu người tiêu dùng chính xác và nghiên cứu sâu rộng.
Email Marketing (Gửi Email)
Đây cũng là cách đơn giản, hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Và tiết kiệm chi phí, vừa có thể đo lường hiệu quả chiến dịch email marketing.
Email có thể được sử dụng cho bản tin điện tử, email tạo khách hàng tiềm năng, ưu đãi cho khách hàng hiện tại hoặc quảng cáo xuất hiện trong email từ các công ty khác.
Text marketing (Marketing qua tin nhắn)
Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiếp cận từng khách hàng và gửi tin nhắn đến họ với chi phí thấp. Chúng ta có thể gửi nhắn ngắn (SMS) để gửi cho khách hàng thông báo bán hàng, giao hàng, gắn link đến trang web, lời nhắc cuộc hẹn,..
Marketing tận nhà (Door-to-door leaflet marketing)
Những tờ rơi được thiết kế đẹp mắt được phân phát đến khách hàng qua hình thức phát tay hay qua hòm thư. Hình thức này cực hiệu quả với doanh nghiệp địa phương đã có sẵn sản phẩm, dịch vụ.
Đây là cách đơn giản, ít tốn chi phi phí và hiệu quả tiếp cận tương đối. Tuy nhiên nó là hình thức Marketing trực tiếp nhắm ít được đến khách hàng mục tiêu hơn.
Marketing qua mạng xã hội (Social media marketing)
Đây là công cụ mang lại hiệu quả tương tác cao giữa thương hiệu và khách hàng bằng cách thường xuyên chia sẻ thông tin sản phẩm, dịch vụ có liên quan.
Các nền tảng mạng xã hội giúp thương hiệu phân phối nội dung một cách dễ dàng, tăng phạm vi tiếp cận theo cấp số nhân.
Đồng thời khuyến khích khách hàng cung cấp phản hồi bằng cách để lại nhận xét sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Bán hàng trực tiếp (Direct selling)
Nhân viên bán hàng bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Thông thường là tại nhà hoặc nơi làm việc của khách hàng. Phương thức bao gồm bán hàng tận nơi, tổ chức event,..
Kết
Bài viết trên Onlead đã giới thiệu Marketing trực tiếp là gì và công cụ xây dựng một chiến dịch Marketing trực tiếp hiệu quả. Hy vọng qua bài viết bạn đã có đủ những kiến thức cần thiết để vận dụng hình thức marketing trực tiếp này nhằm đạt mục đích kinh doanh của mình.